TTLV: Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động

Thứ tư - 21/10/2015 23:20

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Phượng                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 27/01/1991

4. Nơi sinh:  Yên Khánh – Ninh Bình

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho điện thoại di động.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                             Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Thông tin Kinh tế, Ban Kinh tế Trung Ương.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong chương 1 luận văn đã đi sâu tìm hiểu hệ thống lý thuyết cơ bản: các khái niệm liên quan; lịch sử hình thành và phát triển ảnh báo chí, báo điện tử cho ĐTDĐ và phân tích được sáu tính chất cơ bản của ảnh báo chí. Đồng thời, phân biệt được rõ sự khác biệt ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ so với ảnh báo chí trên các loại hình báo chí khác và nêu bật được vai trò của ảnh báo chí đối với báo điện tử cho ĐTDĐ; ý nghĩa của việc xử lý ảnh báo chí. Đây chính là cơ sở, tiền đề để tác giả luận văn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ.

Qua việc khảo sát Dân trí mobile, Thanh niên mobile, VietnamPus mobile luận văn đã nghiên cứu được thực trạng xử lý ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ hiện nay. Đây là vấn đề rất mới mẻ đối với ảnh trên một môi trường hoàn toàn mới lạ dành cho di động mà trước đó chưa có hoặc hầu như rất hiếm có công trình nào từng công bố. Qua đó, luận văn đã đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế của 3 báo. Đồng thời tìm ra được nguyên nhân và mạnh dạn đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ảnh báo chí trên báo điện tử cho phiên bản ĐTDĐ trong tương lai gần (tại Việt Nam).

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn không chỉ là công trình nghiên cứu chuyên sâu, có ý nghĩa sâu sắc về lĩnh vực ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ mà còn cung cấp một hướng đi rất mới mẻ, cần thiết và bổ ích cho những người đang trực tiếp làm báo nhất là đối với các phóng viên, biên tập viên trong lĩnh vực làm báo dành cho môi trường di động. Mặt khác, những kết quả luận văn đạt được cũng chính là tiền đề để nhận định và phân tích xu hướng phát triển “báo mobile” nói chung và ảnh báo chí trên báo điện tử cho ĐTDĐ nói riêng. Từ đó, giúp các cơ quan báo chí có những định hướng chính xác, phù hợp hơn trong quá trình xây dựng và phát triển phiên bản mới dành cho di động.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Phát triển đề tài lên ở cấp độ sâu hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Dinh Thi Phuong                         2. Sex: Female

3. Date of birth: January 27th 1991                   4. Place of  birth: Yen Khanh, Ninh Binh

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30 tháng 12 năm 2013 by Rector of University of Social Sciences and Humanities under Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Nil

7. Official thesis title: Processing photojournalism on electronic newspaper for mobile phones.

8. Major: Journalism                                         9.Code: 60.32.01.01

10. Supervisors: Dr. Dang Duc Long, Director - Center for Economic Information, Central Economic Committee.

11. Summary of the findings of the thesis:

In Chapter 1, the thesis has an insight into the basic theoretical system: related concepts, the foundation and development history of photojournalism, electronic newspaper for cell phones and analyzing six basic properties of photojournalism. Simutaneously, the thesis focused on indicating clearly the differences between photojournalism on electronic newspaper and on others; highlighting the role of photojournalism for electronic newspaper on mobile phones and the significance of photojournalism processing as well. It is background and foundation for the author to learn about and further study on the actual situation of processing photojournalism on electronic newspaper for mobile phones.

The thesis has already studied the reality of photojournalism processing on electronic newspaper for current cell phones by taking surveys on Dan Tri mobile, Youth mobile, VietnamPus mobile. This pattern of processing photojournalism  on mobiles is still new and strange because there is no related or rare research projects published in the previous time. Thereby, the thesis is to assess the positive aspects and limitations of the three journals. In addition, it indicated causes and strongly proposed recommendations and solutions to improve photojournalism quality on electronic newspaper of the next versions on cell phones in the coming time (in Vietnam).

12. Practical applicability, if any:

The thesis is not only in-depth study with profound implications for the field of photojournalism on electronic newspaper for mobile phones, but also provides a very new useful and necessary direction for those who are journalists to do especially newspaper reporters and editors in the field of journalism on mobile phones. Furthermore, the achieved results are generally a prerequisite to identify and analyze trends to develop "mobile newspaper" in general and in particular photojournalism on electronic newspaper  for mobile phones. Therefore, it helps the media organizations get more suitable and correct orientation in the process of developing a new version for mobiles.

13. Further research directions, if any:

Further investigation on the topic at higher level.

14. Thesis-related publications: N/A

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây