TTLV: Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (Nghiên cứu tại trường Trung học cơ sở Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn).

Thứ tư - 22/10/2014 22:25

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vy Thị Hồng Hạnh               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/11/1989                                          4. Nơi sinh: Bắc Cạn

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 6/8/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò của công tác xã hội (Nghiên cứu tại trường Trung học cơ sở Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội ; Mã số: 60 90 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Trà Vinh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

          Luận văn nghiên cứu vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ độ tuổi vị thành niên và vai trò công tác xã hội. Quá trình nghiên cứu đã tìm hiểu thực trạng nhận thức của các em nữ vị thành niên chăm sóc sức khỏe sinh sản như: hiểu biết về sự thay đổi sinh lí của cơ thể con gái khi đến tuổi trưởng thành; hiểu biết về quan hệ tình dục sao cho đúng và an toàn; hiểu biết về các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình; hiểu biết về những kiến thức làm mẹ sao cho an toàn. Các em đều có nhận thức chưa đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Do không nhận được sự chỉ bảo từ người lớn nên hành vi vệ sinh cơ thể của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa có ý thức trong việc chăm sóc cơ thể mình hàng ngày. Các yếu tố tác động tới việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của các em nữ như nhân khẩu xã hội, kênh tiếp cận thông tin, phong tục tập quán dân tộc. Các em có nhu cầu được tìm hiểu kiến thức và chia sẻ về sức khỏe sinh sản của các em nữ vị thành niên.

          Qua đó luận văn đi vào nghiên cứu việc thực hiện vai trò của nhân viên Công tác xã hội với việc nâng cao kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ vị thành niên. Do chưa có nhân viên Công tác xã hội chính thức trong trường học nên luận văn nhấn mạnh vào việc thực hiện vai trò kiêm nhiệm của các nhân viên công tác xã hội không chuyên tại cộng đồng như giáo viên của trường, cô đỡ thôn bản, cán bộ y tế xã khi thực hiện vai trò nhà giáo dục, vai trò người kết nối nguồn lực, vai trò nhà tham vấn, vai trò người tạo điều kiện thuận lợi. Vai trò của các nhân viên công tác xã hội không chuyên cũng đã được các thầy cô thực hiện khi các em gặp khó khăn. Tuy chưa có sự nhận thức rõ ràng trong việc thực hiện vai trò nhưng những gì mà các thầy cô làm khi giúp đỡ các em cũng đã thể hiện phần nào những vai trò ấy. Luận văn cũng đi vào tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan tác động tới việc thực hiện vai trò của nhân viên Công tác xã hội.

          Luận văn cũng đưa ra những kiến nghị để giúp cho việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em nữ vị thành niên của xã Nam Cường nói riêng và huyện Chợ Đồn nói chung, để đảm bảo cho các em quyền được chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : VY THI HONG HANH               2. Sex: Female

3. Date of birth: 15/11/1989                               4. Place of  birth: Bắc Cạn

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: 6/8/2012

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: Reproductive health care for girl teenagers and the role of social work (Research in Nam Cuong secondary school, Cho Don District, Bac Kan Province)

8. Major: Social Work                                       9. Code:  60 90 01 01

10. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Tra Vinh

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis studies the problem of health care for children and women of reproductive age and adolescent social work role. The research process was to find out the real situation awareness of adolescent girls of reproductive health care, such as understanding of the physiological changes of the body when daughter to adulthood; knowledge about sex so that proper and safe; knowledge of contraception and family planning; understanding of the knowledge that safe motherhood. They have misconceptions about reproductive health care. Do not get the protection from adults only to body hygiene behavior of children is limited, they are not conscious of taking care of your body daily. Factors affecting the reproductive health of girls as socio-demographic, access to information channels, ethnic customs. They need to learn and share knowledge about reproductive health of adolescent girls.

Through this thesis research went into the implementation of the role of social work staff with the skills of reproductive health care for adolescent girls. Do not have social work staff in schools should formally thesis emphasizes the role performed concurrently by the social worker specializing in community not as school teachers, village midwives , medical social workers to perform the role of education, the role of connectivity resources consultant role, the role of creating favorable conditions. The role of the social worker was also non-specialist teachers do when they get stuck. Although there is no clear perception of the performance of the role, but what do the teachers help the children also seems to be part of such a role. This thesis also going to learn the subjective factors and objective impact on the performance of the role of social work staff.

This thesis also provides recommendations to help care for the reproductive health of adolescent girls Nam Cuong Commune in particular and Cho Don in general, to ensure that the right to reproductive health care for children in a better way most.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây