TTLV: Vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (Khảo sát báo Đại đoàn kết, báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc, giai đoạn 2012 - 2015)

Thứ ba - 20/10/2015 22:12

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Đinh Thị Nhung

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 29/11/1986

4. Nơi sinh: Sơn La

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay (Khảo sát báo Đại đoàn kết, báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc, giai đoạn 2012 - 2015)

8. Chuyên ngành: Báo chí                              Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Quang - ĐH QG HN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả  cơ bản như sau:

Trong chương 1 - Tổng quan về đề tài “Vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in”, tác giả tập trung giải quyết những vấn đề chung về đại đoàn kết các dân tộc thiểu số hiện nay. Trong đó, tập trung nghiên cứu làm rõ các khái niệm về “dân tộc”, “dân tộc thiểu số”, “đại đoàn kết dân tộc”. Đặc điểm là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn về địa hình về điều kiện kinh tế, về trình độ nhận thức... các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn, hạn chế của đồng bào để kích động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội... Thông qua những quan điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng công tác thông tin tuyên truyền thấy vai trò, vị trí, mục tiêu và nhiệm vụ của báo chí trong vấn đề đại đoàn kết dân tộc thiểu số trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,...

Trong chương 2 - Luận văn đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng tuyên truyền vấn đề đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trên báo Đại đoàn kết, báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc từ năm 2012 -2015. Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích vấn đề một cách cụ thể, khách quan, phỏng vấn sâu một số người am hiểu, quan tâm đến nội dung vấn đề đại đoàn kết các dân tộc thiểu số trên báo in, cùng với ý kiến của các đồng nghiệp, của lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên Báo Đại đoàn kết, Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc. Tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá một cách cụ thể và khách quan như: độ sâu, sự đa dạng của nội dung và hình thức trong việc thông tin tuyên truyền các vấn đề từ chủ trương chính sách, pháp luật đến kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng vùng đồng bào dân tộc thiểu số gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần quan trọng trong việc củng cố tinh thần đoàn kết trước những thách thức, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Trong chương 3 - Qua khảo sát, phân tích số lượng tin bài, phỏng vấn sâu người trong cuộc thấy được những thành công, hạn chế và những thách thức trong việc tuyên truyền về đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay cũng được luận văn đưa ra. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về đại đoàn kết dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số như tăng cường sự lãnh đạo của cơ quan quản lý báo chí và lãnh đạo các cơ quan báo chí; phát huy vai trò quan hệ, giao lưu giữa các báo chí với các cấp, các ngành, các địa phương; đào tạo đội ngũ biên tập viên, phóng viên; tăng cường và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên; cân đối thông tin giữa các vùng miền; đổi mới về nội dung và hình thức. Ngoài ra cần có giải pháp cụ thể với Báo Đại đoàn kết, Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc...

Kết quả lớn nhất với tác giả luận văn - một biên tập viên của Tạp chí Dân tộc (Cơ quan Lý luận của Ủy ban Dân tộc), đây thực sự là những nghiên cứu có ý nghĩa, là tài liệu để tôi tham khảo phục vụ cho công tác biên tập, thông tin tuyên truyền. Và thực tế trong thời gian nghiên cứu đề tài này tôi cũng đã có những tác phẩm báo chí được ra đời đăng trên tạp chí như: Sơn La phát huy vai trò của già làng trưởng bản trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bắc Yên Trên đường đổi mới (đã đăng trên số tháng 4/2015 trên Tạp chí Dân tộc)  

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, Luận văn sẽ góp phần vào việc tổng kết thực tiễn và lý luận về vấn đề “Đại đoàn kết dân tộc” cụ thể hóa bằng những thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Chính phủ. Mục đích tăng cường nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin phục vụ đồng bào. Đồng thời, luận văn cũng có thể là tài liệu để cán bộ, phóng viên trực tiếp làm công tác thông tin về lĩnh vực này tham khảo, vận dụng. Luận văn còn là tài liệu cho các cơ quan chức năng, các cơ sở giáo dục - đào tạo, những ai quan tâm tham khảo.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, nhất là các nhà báo trong việc nhìn nhận, đánh giá lại tác động, hiệu quả của nội dung các tác phẩm. Từ đó, sẽ nhận diện được vai trò to lớn của “Vấn đề đại đoàn kết dân tộc trên báo in hiện nay”... Luận văn hy vọng cũng sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng tác phẩm cho lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và những ai quan tâm đến vấn đề này.   

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong vấn đề đại đoàn kết dân tộc thiểu số: Ví dụ như thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, chất lượng báo chí phục vụ đồng bào...

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn

 

INFORMATION ABOUT MASTER THESIS

1. Post-graduate's full name: Dinh Thi Nhung              2. Gender: Female

3. Date of birth: 29/11/1986                                       4. Place of birth: Son La

5. Decision of post-graduate recognition No. 2998/2013/QD-XHNV-SDH dated 30th December 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanity, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in training process: None

7. Name of the thesis: Existing issues of great ethnic solidarity on newspapers (survey on Dai Doan Ket Newspaper, National Ethnic Minority and Development Newspaper, Ethnic Minority Magazine, period from 2012-2015

8. Major in: Press                                                     9. Code: 60.32.01.01

10.  Supervisor: Dr. Hoang Van Quang - Vietnam National University, Hanoi

11. Summarization of thesis's outcomes:

The thesis focuses on studying and proposing some basis outcomes as follows:

In the chapter 1 - Overview on the topic of "Great ethnic solidarity on newspapers" it focuses on addressing general existing issues on great ethnic solidarity. In which, it concentrates on interpreting concepts of "ethnics", "ethnic minority" and "great ethnic solidarity". Ethnic minority area is characterized with topographic, socio-economic and intellectual obstacles, etc. Enemy forces is always making the best use of difficulties and restrictions of the minority people to foment, separate and disrupt the great ethnic solidarity, make politics and social order unbalanced.... Through viewpoints of the Party and the State on orientating propaganda, they show role, position, target and tasks of press in ethnic minority solidarity in the career of industrialization and modernization of the country, etc.

In the chapter 2, it is focused on surveying, analyzing and evaluating reality of propagandizing ethnic minority solidarity on the Dai Doan Ket newspaper, the National Ethnics and Development newspaper, the Ethnic minority magazine from period from 2012 to 2015. By the method of summing up, analyzing issues in a specific, subjective manner and intensive interview toward those who have good command and are interested in ethnic minority solidarity on newspapers, together with comments of colleagues, leaders, reporters, editors of the Dai Doan Ket newspaper, the National Ethnics and Development newspaper, the Ethnic minority magazine, the author has provided specific and subjective assumption and assessment on depth, variety of content and form in propagandizing issues from guidelines, policies, laws to socio-economy and national defense at the ethnic minority areas in pertaining to preserving and promoting the cultural and ethnic identities to make important contributions to strengthening the solidarity spirit against challenges, plots of "peaces evolution" of enemy forces.

In the Chapter 3, by surveying, analyzing numbers of articles, intensive interview toward insiders, present success, limits and challenges in propagandizing in ethnic minorities are also specified in the thesis. From then, it is to propose and set forth solutions for enhancing effectiveness of propagandizing great ethnic solidarity at ethnic minority areas such as leadership enhancement by press administration authorities and leaders of press agencies; promoting the role of relations and communication between press agencies and levels, industries and localities; training the body of editors, reporters; strengthening and promoting the role of body of collaborators; balancing information between regions; renewing content and form. In addition, it is necessary to provide specific solutions with the Dai Doan Ket newspaper, the National Ethnics and Development newspaper, the Ethnic minority magazine, etc.

The biggest result for the thesis author - an editor of the Ethnic Minority Magazine (the Theoretical Agency of the Committee for Ethnic Minority Affairs) is that such researches are meaningful, are literature for me to refer in editing propaganda information. In fact, while researching this topic, I also had articles posted on magazines such as: Son La upholds the role of village patriarch and village head in the area of ethnic minority; Bac Yen on the path of innovation (posted on the issue of April 2015 on the Ethnic Minority Magazine).

12. Applicability in reality:

With this topic, the Thesis will contribute to the practical and theoretical summary on the “Great ethnic solidarity” which is concretized by information provided to the ethnic minority people to reinforce their belief in the Party and the Government. The purpose is to enhance and improve the quality and efficiency of providing information to the ethnic minority people. The thesis may also be the literature for officers and reporters directly communicating in this field to refer and apply. The thesis is also the reference literature for functional agencies, education and training institutions and interested people.

The research results originating from the theoretical and practical background in the thesis will impact the Central and local press agencies, especially journalists in recognizing and evaluating again the impact and efficiency of contents of the writings. Then they can realize the great role of the “Great ethnic solidarity on the newspaper” at present, etc. The thesis is expected to contribute to the enhancement of the writing quality for leaders, editors, reporters, researchers, managers and people concerning about this issue.

13. The next orientations of research:

n case of having conditions, this thesis suggests many deeper research orientations in the ethnic minority solidarity: for example, providing information to ethnic minority people, quality of newspaper provided to ethnic minority people, etc. 

14. Published works related to the thesis: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây