TTLV: Vấn đề sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp công sở (nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y)

Thứ tư - 19/06/2019 22:52

1. Họ và tên học viên: Đỗ Thị Thu Thủy

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: Ngày 06 tháng 05 năm 1988

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 2811/2016/QĐ-XHNV, ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp công sở (nghiên cứu trường hợp ở Học viện Quân y)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

9. Mã số: 60 22 02 40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (chức danh khoa học, học vị, họ và tên): PGS.TS Vũ Thị Thanh Hương

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có)

Đề tài nghiên cứu vấn đề sử dụng từ xưng hô trong môi trường công sở ở Học viện Quân y không chỉ làm rõ phương thức xưng hô đặc trưng trong môi trường công sở, góp phần bổ sung lý thuyết nghiên cứu hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt, mà còn phân tích, miêu tả các đặc điểm về cấu tạo từ ngữ xưng hô và đặc điểm về từ loại của lớp từ xưng hô trong môi trường công sở ở Học viện Quân y này một cách có hệ thống.

Với cách tiếp cận đó và với các kết quả khảo sát cách thức xưng hô trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, luận văn góp phần làm rõ thêm nguyên lý về tính quy định xã hội, không những đối với ngôn ngữ viết mà cả đối với ngôn ngữ nói: Xưng hô trong ngôn ngữ là một sự kiện văn hóa ngôn ngữ chứ không phải chỉ là một hiện tượng thuần túy ngôn ngữ, chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, tâm lý xã hội, gắn với các lớp xã hội, các cộng đồng, các phong cách, các tình huống giao tiếp cụ thể.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)

Luận văn góp phần vào việc đưa ra những chuẩn mực xưng hô trong giao tiếp công sở, đồng thời cũng góp phần vào việc giảng dạy về lớp từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Qua việc nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp nguồn tư liệu vào việc biên soạn các tài liệu về ngôn ngữ học xã hội, cũng như việc biên soạn từ điển về từ xưng hô trong môi trường công sở ở Học viện Quân y nói riêng và từ xưng hô trong tiếng Việt nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Phân tích, tìm hiểu về từ xưng hô trong các môi trường giao tiếp cụ thể để từ dó thấy được vai trò quan trọng của từ xưng hô trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ học và văn hóa học

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có): Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full Name: Do Thi Thu Thuy                  2. Gender: Female

3. Date of birth: 6th of May 1988               4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV, dated August 18th, 2016 of the Principle of University of Social sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: The problem of using vocative words in the office communication (Case study at Vietnam Military Medical University)

8. Major: Linguistics                           

9. Code: 60 22 02 40

10. Supervisor: Assoc. Prof. PhD Vu Thi Thanh Huong

11. Summary of the findings of the thesis

The thesis is about using vocative words in the office communication at Vietnam Military Medical University. It not only clarifies the method of vocative words quite typical in office environment, contribute to supplementing the theory of research of Vietnamese vocative words system, but also analyze and describe characteristics of vocative words structure and characteristics of the type of class from vocative works at Vietnam Military Medical University.

With this approach and the results of the survey, the thesis contributes to further clarifying the principle of social regulation, not only for written language but also for spoken language.: vocative language is language characteristic of culture, not just a linguistic phenomenon. It is influenced by cultural and psychosocial factors, associated with the social classes, speech communities, specific styles and communication situations.

12. Practical applicability

The thesis contributes to the introduction of vocative standards in public communication, and also contributes to the teaching of vocative words in Vietnamese. With this study, we hope that we can provide resources in the compilation of social linguistic materials, as well as the compilation of dictionaries from the vocabularies in the office environment at the Academy. Military medicine in particular and vocative words in Vietnamese in general.

13. Further research directions, if any

We will study about vocative words in specific communication environments so that people can see the important role of vocative words in the relationship between linguistics and culture.

14. Thesis-related publications (if have): No

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây