Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trần Văn Nhiệm 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 29/01/1979
4. Nơi sinh: xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng.
5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/QĐXHNV ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: "Kết nối cộng đồng và hỗ trợ kiến thức trong chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội. Mã số: 60 90 01 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Nhung.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ở Việt Nam, nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn rừng, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi và cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Tuy nhiên người dân cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động chăn nuôi của mình. Người dân trong xã Vũ Oai huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh cũng không nằm ngoài tình trạng trên, có thuận lợi có khó khó khăn. Mặt khó khăn hộ nuôi đang gặp phải thể hiện rõ nhất là thiếu hụt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi, sự liên kết với nhau không nhiều, ít có tính cộng đồng. Để giải quyết vấn đề này cần được sự tham gia vào cuộc của cả xã hội kèm theo những cơ chế chính sách tạo điều kiện phát triển cho các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh, sự kết nối của nhân viên CTXH…Muốn làm được như vậy cần có sự chung tay của cả cộng đồng, kết nối thành một chuỗi khép kín từ người nuôi đến người tiêu dùng cuối cùng.
Trong luận văn này, chúng tôi đã đánh giá hoạt động chăn nuôi lợn rừng hiện nay của địa phương. Kết quả cho thấy xã Vũ Oai là nơi có tiềm năng về chăn nuôi lợn rừng. Trên thực tế xã đã triển khai nhiều hoạt động khuyến khích người dân thực hiện chăn nuôi. Song, sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi là hạn chế lớn khiến nhiều người dân e ngại. Đây cũng được xem là nhu cầu chính của người dân trong hoạt động này. Trên cơ sở đó chúng tôi xác định các nguồn lực trong cộng đồng và hướng tới việc kết nối các nguồn lực này để hỗ trợ cho người dân được trang bị kiến thức, kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức trong quần chúng về cách thức chăn nuôi đảm bảo an toàn không chỉ cho người nuôi mà cho cả người sử dụng nhằm đến việc xây dựng một lĩnh vực chăn nuôi ngày một đi lên và phát triển bền vững.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Qua nghiên cứu thực tiễn, luận văn của học viên trình bày và khẳng định vai trò quan trọng của ngành công tác xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh nhu cầu cần thiết cũng như bổn phận và trách nhiệm của nhân viên xã hội đối với cộng đồng chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã. Đồng thời nó đưa ra một số phương thức nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với công việc chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn tại xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; sau đó phát triển một hệ thống công tác xã hội chuyên nghiệp ở cùng cấp.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tính chuyên nghiệp của nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức đoàn thể về kết nối cộng đồng chăn nuôi lợn rừng bán hoang dã an toàn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.
INFORMATION ABOUT MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Van Nhiem 2. Gender: Male
3. Date of birth: 29 January 1979
4. Place of birth: Chinh My commune, Thuy Nguyen district, Hai Phong city
5. Decision on trainee recognition no: 1698/QDXHNV Date 11 month 7 year 2017 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in the training process: None
7. Thesis title: “Community connection and knowledge assistance in safety breeding of semi- wild boars in Vu Oai Village, Hoanh Bo District, Quang Ninh Province”.
8. Major: Social Work Code: 60 90 01 01
9. Supervisors: Dr. Nguyen Thi Kim Nhung.
10. Summary of the thesis results:
In Vietnam, many places have been successful in raising wild boars, bringing high profits to farmers and also contributing to the diversification of livestock products, restructuring agriculture, creating job and income for farmers. However, people also face many difficulties in the process of implementing their livestock activities. People living in Vu Oai commune, Hoanh Bo district, Quang Ninh province are also in the above situation, they have both advantages and difficulties. The difficulties that the farmers have to face are most evident in the lack of knowledge and techniques of breeding, less linkage and community connection. In order to solve this problem, it is necessary to have the participation of the whole society together with mechanisms and policies to facilitate the development of farming households, slaughterhouses, businesses and connection of the social workers, etc. In order to do so, the whole community need to join hand, connecting into a closed chain from the farmers to the end consumers.
In this thesis, we have evaluated the current wild boars farming activities in the locality. The results show that Vu Oai commune is a potential place for raising wild boars. In fact, the commune has implemented many activities to encourage people to implement the livestock. However, the lack of knowledge and techniques of breeding is a major constraint that many people are afraid of. This is also considered as the main need of the people in this activity. On that basis, we have identified resources in the community and aim to connect these resources to equip people with knowledge and techniques, raising public awareness about farming method which ensures safety not only for the farmers but also for consumers, building a growing field of livestock and sustainable development.
11. Applicability in practice:
Through empirical research, the thesis presented and affirmed the pressing roles of the social work. Especially, it emphasizes on the essential needs as well as duties and responsibilities of the social workers to the communities raising semi- wild boars. Also, it gives some methods to improve the effectiveness of the social work in semi- wild boars raising in Vu Oai Commune, Hoanh Bo District, Quang Ninh Province; then developing a professional social work system at the same grassroots.
12. Next research directions:
The professionalism of social workers in the connection of safety raising semi-wild boars in the mass organizations.
13. Published works related to the thesis: None.
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn