TTLV: Phân tích lỗi từ vựng trong bài luận của sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo phương pháp Ngôn ngữ học ngữ liệu

Thứ năm - 20/06/2019 03:27

1. Họ và tên học viên: Trần Kiều Hạnh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/02/1990

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV, ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: Phân tích lỗi từ vựng trong bài luận của sinh viên Trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội theo phương pháp Ngôn ngữ học ngữ liệu.

8. Chuyên ngành:  Ngôn ngữ học     Mã số:  60220240

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hiển – Viện Ngôn ngữ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã tổng kết những đường hướng nghiên cứu lí thuyết về kết hợp từ cố định (collocation) trong tiếng Anh của các học giả quốc tế, từ đó xác định cơ sở lí thuyết của luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích lỗi kết hợp phương pháp Ngôn ngữ học ngữ liệu khảo sát hơn 130 sản phẩm viết (trên 66828 chữ) của sinh viên năm thứ 3 và 4 của khoa Sư phạm tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy, (1) xem xét kết hợp từ cố định theo ngữ pháp, lỗi kết hợp từ cố định tập trung nhiều vào sự nhầm lẫn giữa các kết hợp Danh từ và Giới từ (“about, on, for”), (2) xem xét kết hợp từ cố định theo từ vựng, lỗi tập trung ở 2 tiểu loại Danh từ kết hợp với Tính từ và Động từ kết hợp với Danh từ. Nguyên nhân gây lỗi được dự đoán là do sự chuyển di ngôn ngữ tiêu cực của tiếng Việt sang tiếng Anh, gây ra sự nhầm lẫn về nghĩa. Ngoài ra, ở trình độ cao, sinh viên có xu hướng chọn cách diễn đạt lại từ, tuy nhiên, khi lựa chọn từ đồng nghĩa lại không phù hợp trong một số trường hợp.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những kết quả này, kết luận sư phạm khuyến nghị người học và người dạy có những điều chỉnh tập trung vào một số lỗi phổ biến như trong nghiên cứu đã chỉ ra.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu kết hợp từ cố định do sinh viên Việt Nam sử dụng nói chung, đặc biệt tập trung vào nhiều nhóm trình độ hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Trần Kiều Hạnh, Đối chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Anh – tiếng Việt và ứng dụng vào việc giảng dạy phát âm cho sinh viên Việt Nam không chuyên tiếng Anh. Báo Ngôn ngữ & Đời sống, số 4, 2019, trang 83-92.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: TRAN KIEU HANH

2. Sex: Female

3. Date of birth: February 1st, 1990

4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV Dated: August 18th, 2016

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: An analysis of collocational errors in essays of students in University of Languages and International Studies, VNU with methods of Corpus Linguistics

8. Major:  Linguistics            Code: 60220240

9. Academic supervisor: Pham Hien Ph.D, Institute of Linguistics, Vietnam Academy of Social Science

10. Summary of the findings of the thesis:

The thesis provides a theoretical basis of English collocations with the definitions and classifications under many perspectives of world scholars. The error analysis associated with the method of corpus linguistics is employed to investigate in more than 130 writing products of 3rd and 4th year students in Faculty of English Teacher Training and Education, University of Languages and International Studies, VNU. After analysis, the results show that collocational errors occur in the essays, especially in collocations of noun and preposition "about, on, for” in grammatical collocation group. In lexical collocations, errors are identified in two sub-categories of Nouns - Adjectives and Verbs - Nouns. The main predicted reason is the negative language transfer of Vietnamese into English, causing confusion about meaning. In addition, at a high level, students tend to paraphrase in writing, however, in some cases make wrong word choices.

11. Practical applicability: Based on these results, pedagogical implications suggest that learners and teachers should focus on those main errors which are shown in the study.

12. Further research directions: Collocations using by students of multi levels in English.

13. Thesis-related publications:

A comparison of English-Vietnamese phonetic systems and application in teaching pronunciation for non-English majored students. Language & Life, Vol.4, 2019, pp.83-92

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây