TTLV: Quy trình quản trị thông tin tại Công ty cổ phần ô tô KCV Thăng Long.

Thứ ba - 25/06/2019 22:41

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Bình            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/02/1995

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 1698/ QĐ-XHNV ngày: 11/07/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Quy trình quản trị thông tin tại Công ty cổ phần ô tô KCV Thăng Long.

8. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện - Mã số: 60320203.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Hùng – khoa Thông tin – Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Thông tin và quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong hoạt động của các doanh nghiệp từ khi được thành lập. Thông tin không chỉ là cơ sở cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp thông qua các quyết định quản trị. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống thông tin và quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và quy trình quản trị thông tin doanh nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.

Để làm sáng tỏ nguyên nhân và giải quyết vấn đề trên, tác giả đặt ra ba câu hỏi: (1) Quản trị thông tin có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay? (2) Những tồn tại và các yếu tố nào tác động đến quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp vừa và nhỏ với trường hợp điển hình của Công ty cổ phần ô tô KCV Thăng Long? (3) Giải pháp nào để khắc phục những vướng mắc trong quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam? Để trả lời các câu hỏi này, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu để tạo nên cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin doanh nghiệp, khảo sát lấy số liệu thông qua bảng hỏi và phỏng vấn đối tượng là người quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp.

Nghiên cứu đưa ra ba kết quả chính. Một là đưa ra được thế nào là quản trị thông tin và quản trị thông tin trong doanh nghiệp, phân tích vai trò của quản trị thông tin trong doanh nghiệp. Hai là thực trạng quy trình quản trị thông tin tại Công ty cổ phần KCV Thăng Long: do cấu trúc nhân sự và phân công công việc theo phương pháp truyền thống nên thông tin trong quá trình làm việc còn rời rạc, không có sự liên kết, chưa được tổ chức thành một hệ thống thống nhất. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh, Công ty gặp không ít khó khăn vì thiếu sót thông tin, sự tương tác, trao đổi thông tin giữa các cá nhân còn hạn chế. Việc đào tạo và nâng cao năng lực cá nhân của nhân viên còn chậm do chưa chú trọng đến quản trị thông tin doanh nghiệp mà nguyên nhân sâu xa là do chưa có hệ thống thông tin tập trung. Thứ ba, từ thực trạng đó, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tham khảo trong quá trình quản trị thông tin của đơn vị mình.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Về mặt ứng dụng, kết quả nghiên cứu còn giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp, nhận biết được những điểm còn vướng mắc trong quản trị thông tin. Hơn nữa, việc nhận thức được vai trò của quản trị thông tin trong thời đại xã hội thông tin - kinh tế tri thức như hiện nay là rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể đối chiếu kết quả nghiên cứu này với thực trạng tại cơ sở mình, từ đó lựa chọn và áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện quy trình quản trị thông tin trong doanh nghiệp mình, lấy cơ sở để thực hiện quản trị tri thức, tạo thế nguồn lực và thế mạnh cạnh tranh mới trên thị trường, tạo bước đà cho doanh nghiệp phát triển.

           INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thanh Binh                   2. Sex: Female

3. Date of birth: 19/02/1995.                           4. Place of  birth: Hanoi

5. Aimission decision number: 1698/ QĐ-XHNV Dated 11/07/2017

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Information Management Procedures at KCV Thang Long Automobile Jsc.

8. Major: Information Science - Library               9. Code: 60320203

10. Supervisors: Doctor Do Van Hung – University of Social Sciences and Humanities – Hanoi National University.

11. Summary of the findings of the thesis:

Information itself and the information management procedures are vital elements of all business operations. Information are not only the foundation of every manufacturing process and business operations but with key business decisions accounted, information is the reason behind the success or failure of a business, However, information systems and management procedures in Vietnam are underrated and information management procedures does not as effective as they are meant to be. This is the case for many businesses, especially small and medium ones.

In order to find the reason and resolve this issue, three questions are asked: (1) What role does information management play for businesses at the moment? (2) What are the factors effecting the information management procedures of small and medium businesses, with the case of KCV Thang Long Automotive JSC? (3) How to resolve the issues in the information management procedures for small and medium Vietnamese businesses? The methods of research are document findings and surveying.

The result of the research has concluded on three key factors. Firstly, the research has defined what is information management and information management in business, analyse the role of information management for business. Secondly, the reality, with the case of KCV Thang Long Automotive JSC: internal communication, information exchanges are limited and not structured, due to the lack of human resource management system and the work distribution method used are still traditional ones. For these reasons, the business has faced many difficulties when doing business, caused by a lack of information, interactions and exchanges within the company are limited. Human resource training and re-training are ineffective because of the underestimation of information management, that was ultimately caused by the lack of a central information system. Lastly, from the conclusions above, the research has suggested a few information management models for Vietnamese small and medium business to consult and apply on.

12. Practical applicability, if any: 

For application, the research has also helped businesses expand its knowledge in the procedures of information management, realising its issues in information management. Furthermore, knowing the importance of information in the today’s “social information – knowledge-based economy” is essential for the survival and development of the business. Besides that, small and medium businesses in Vietnam can use this paper as a comparison to their own situation. Based on this, business can choose and apply the most optimal solution to improve their procedures of information management, as a base to a knowledge management system, to create resources and advantages in the market, helping the business grow.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây