TTLV: Gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của trẻ: Nghiên cứu trường hợp trẻ

Thứ năm - 20/06/2019 21:44

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Nhung                2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/08/1993

4. Nơi sinh: Tào Sơn – Anh Sơn  – Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 1698/2017/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 11 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của trẻ: Nghiên cứu trường hợp trẻ

8. Chuyên ngành: Tâm lý lâm sàng                     Mã số: Thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Những năm đầu đời là những năm quan trọng nhất đối với sự hình thành nhân cách, các hành vi bình thường và bất thường đều có sự liên hệ đến những năm đầu, đặc biệt là những tương tác sớm giữa trẻ và môi trường xã hội đề ra mô hình học tập, các hành vi thích nghi và sự đối đầu với các tác nhân lo âu.

Người mẹ đóng vai trò nền tảng chính của đứa trẻ, sự gắn bó không an toàn được xem như là yếu tố nguy cơ liên quan đến một số rối loạn cảm xúc và hành vi ở thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Mối quan hệ giữa sự gắn bó mẹ con có thể liên quan đến những vấn đề chậm phát triển và các vấn đề về hành vi diễn ra trong giai đoạn mẫu giáo của trẻ tới sự chậm phát triển và các vấn đề hành vi.

Ở những trẻ vắng mẹ lâu ngày, thiếu hụt tình cảm của mẹ, chúng ta có thể quan sát thấy các dấu hiệu về thể chất. Về tâm lý, trẻ tự cô lập, tránh tiếp xúc với xã hội, tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm, thụ động. Trẻ có các vấn đề về hành vi như hiếu động quá mức hoặc có tính hiếu chiến, ngôn ngữ kém phát triển.

Các rối nhiễu do mối quan hệ gắn bó mẹ con sớm gồm lo hãi, khủng hoảng sự hình thành cái Tôi, rối loạn về tư duy, ngôn ngữ, duy kỉ quá, tự cao, tự đại; ngược lại là mặc cảm tự ti, giải thể nhân cách. Trẻ tách khỏi những liên hệ xung quanh, không nhận thấy sự khác nhau trong ứng xử giữa người thân và người lạ. Cũng có những trẻ bộc lộ các nhu cầu khát khao tiếp xúc, vồ vập những người không quen biết.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến sự gắn bó mẹ con và vấn đề hành vi của trẻ, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó mẹ con. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của người chăm sóc chính nói chung, và vai trò của người mẹ nói riêng trong quá trình phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp, chiến lược can thiệp phù hợp với từng đối tượng. Nhấn mạnh đến vai trò của sự gắn bó đến hiệu quả can thiệp và trị liệu những vấn đề hành vi cho trẻ.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name:      Nguyen Thi Nhung                      2. Sex: Female

3. Date of birth: 16th  August  1993                                    

4. Place of birth: Tao Son –Anh Son – Nghe An

5. Decision of student recognition No: 1698/2017/QĐ-XHNV-ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Attachment and behavior problem of children: Researching the case of children

8. Major:  Psychology clinique                             Code: Pilot

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thu Huong

10. Summary of the theses results:

The early years are the most important years for character formation, normal and unusual behaviors are related to the early years, especially early interactions between children and social environments. Propose learning models, adaptive behaviors and confrontation with anxiety agents.

The mother plays a fundamental role of the child, unsafe attachment is considered a risk factor related to some emotional and behavioral disorders in childhood and adulthood.

The relationship between attachment may be related to issues of developmental delay and behavioral problems that occur during the preschool period of children to developmental delay and behavioral problems.

In children who have been absent from mothers for a long time, there is a lack of emotional affection for the mother, we can observe physical signs. In terms of psychology, children isolate themselves, avoid contact with society, stimulate themselves by stereotyped behaviors and passive and passive glances. Children have behavioral problems such as hyperactivity or aggression, underdeveloped language.

The disturbances due to the relationship of early mother and child attachment include worry, crisis, the formation of I, confusion of thinking, language, overconfidence, pride and pride; vice versa is inferiority complex, dissolution of personality. Children separate from their relationships, not noticing the difference in behavior between relatives and strangers. There are also children who express the need to expose, poke at people who do not know.The early years are the most important years for character formation, normal and unusual behaviors are related to the early years, especially early interactions between children and social environments. propose learning models, adaptive behaviors and confrontation with anxiety agents.

11. Practical applicability:

With the results obtained from the process of theoretical and practical research on a clinical case, the dissertation presents an overview of a clinical case related to the mother and child attachment and behavioral issues of children, also as factors affecting mother and child attachment. This shows the importance of the primary caregiver in general, and the role of the mother in particular in the child's development process. On that basis, proposing intervention measures and strategies suitable to each subject. Emphasize the role of attachment to effective intervention and treatment of behavioral problems for children.        

12. Further research directions, if any: None

13. Thesis-related publications: None

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây