TTLV: Xung đột gia đình ở vùng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa

Thứ hai - 26/05/2014 05:09

1. Họ và tên  nghiên cứu sinh: Trần Thu Hương              2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/10/1978                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số

2387/SĐH ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Xung đột gia đình ở vùng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội             9. Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

10. Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Trần Thị Minh Đức và PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Trên cơ sở hệ thống hóa các nghiên cứu lý luận về xung đột và xung đột gia đình, luận án đã xây dựng khái niệm xung đột gia đình ở vùng ven đô và các tiêu chí đánh giá xung đột gia đình thông qua 3 mặt biểu hiện: nhận thức, cảm xúc và hành vi trong khi thực hiện các chức năng chính của gia đình.

-  Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau, luận án đã chỉ ra thực trạng xung đột gia đình ở vùng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa trên từng chức năng chính của gia đình với các mức độ xung đột khác nhau.

-  Luận án đã chỉ ra các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến xung đột gia đình ở vùng ven đô.

- Luận án đã đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng xung đột gia đình ở vùng ven đô.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các cấp chính quyền, Hội Liên hiệp phụ nữ,

Đoàn Thanh niên có thể sử dụng các kết quả mà luận án đã nêu để làm tài liệu tham khảo và xây dựng biện pháp giảm thiểu xung đột gia đình tại địa phương quản lý.  

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong khuôn khổ lý thuyết, các luận điểm

nghiên cứu về xung đột gia đình ở vùng ven đô và các kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy một số câu hỏi nghiên cứu vấn đề sau cần được làm rõ hơn với sự hợp tác của các nhà xã hội học và văn hóa học:

- Các yếu tố cá nhân như nhu cầu, quan điểm sống, giá trị và sự cố kết cộng đồng làng xã ảnh hưởng như thế nào đến xung đột gia đình.

- Những yếu tố khách quan liên quan đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và thay đổi phương thức sinh hoạt từ vùng nông thôn thuần túy sang công nghiệp dịch vụ dẫn tới xung đột trong các mối quan hệ gia đình như thế nào.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

-  Trần Thu Hương, Trương Quang Lâm (2010), “Tác động của quá trình đô thị hóa đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình ven đô (Trường hợp xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội)”, Tạp chí Tâm lý học (ISSN 1859-0098) (4), tr. 57 - 63.

-  Trần Thu Hương (2012), “Gia đình ven đô dưới tác động của đô thị hóa”, Tạp chí Tâm lý học (ISSN 1859-0098) (4), tr. 89 - 98.

-  Trần Thu Hương (2012), “Ứng dụng học thuyết tâm lý xã hội để lý giải hiện tượng xung đột gia đình ở vùng ven đô”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học trong bối cảnh hội nhập quốc tế (ISBN 978-604-62-0750-4), tr. 320 – 326.

-  Trần Thu Hương (2014), “Xung đột gia đình vùng ven đô nhìn nhận từ khía cạnh cảm

xúc”, Tạp chí Tâm lý học Xã hội (ISSN 0866-8019) (4), tr. 1-10.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Tran Thu Huong                                           2. Gender: Female

3. Date of birth: October 15, 1978                                                4. Place of birth: Ha noi

5. Admission decision number: Decision no 2387/SĐH dated June 29, 2007 of the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Family conflict in peri-urban areas in the process of urbanization.

8. Major: Social Psychology                                             9. Code: Pilot training major

10. Supervisors: Prof. Dr. Tran Thi Minh Duc; Assoc. Prof. Dr. Le Thi Thanh Huong

11. Summary of the new findings of the thesis:

- On the basis of the systematization of theoretical research on conflict and family conflict, the thesis has developed the concept of family conflict in peri-urban areas and the criteria for assessing family conflict through 3 dimensions: perceptions, emotions and behaviors while performing the major functions of family.

-  By combining the use of different methods, the thesis points out the real situation in the conflict of suburban family in the process of urbanization on the function of each family with different level of conflict.

-  The thesis points out the subjective and objective factors relating to conflict affected families in suburban areas.

-  The thesis proposes a number of measures and proposals to reduce family conflict in urban neighborhoods.

12. Practical applicability: The authorities, Women Union, Youth Union can use the

results stated thesis for references and build conflict mitigation measures at the local family management.

 13. Further research direction: In the theoretical framework, the research points of

family conflict in peri-urban areas and the results of empirical research suggests some following issues which should be clarified with the cooperation of the sociologists and culturalists:

- The personal factors such as demand, values ​​and cohesiveness in communities to influence family conflict.

- The objective factors related to the process of vocational structure and and change of mode of living from rural areas to the service industry led to conflict in family  relationships.

14. The published works related to the thesis:

- Tran Thu Huong, Truong Quang Lam (2010), “Impact of urbanization process on family member relationships in peri-urban family (Case of Van Binh Commune, Thuong Tin District, Ha Noi)”, Journal of Psychology (ISSN 1859-0098) (4), pp. 57 - 63.

- Tran Thu Huong (2012), “Suburban family under the impact of urbanization”, Journal of Psychology (ISSN 1859-0098) (4), pp. 89 - 98.

-Tran Thu Huong (2012), “Applied social psychology theories to explain the phenomenon of family conflict in peri-urban areas”, Proceedings of the International Workshop on Training, Research and Application of psychology in the context of international integration (ISBN 978-604-62-0750-4), pp. 320 - 326.

-Tran Thu Huong (2014), “Family conflict in peri-urban areas: emotional perspectives”, Journal of Social Psychology (ISSN 0866-8019) (4), pp. 1-10.

Tác giả: Trần Thu Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây