Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Thanh Nga 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/11/1988
4. Nơi sinh: Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số1936/QĐ/XHNV-KH&SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội với vấn đề hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại các trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Bá Thịnh. Khoa Xã hội học -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích thực trạng vấn đề học hòa nhập của trẻ mắc hội chứng tự kỉ (HCTK) tại trường học. Từ đó xây dựng giải pháp hỗ trợ của công tác xã hội (CTXH) nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho trẻ và gia đình trẻ mắc HCTK tiếp cận với các chính sách, dịch vụ trong giáo dục; khắc phục những khó khăn vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên hai trường tiểu học tại Hà Nội có học sinh mắc HCTK học hòa nhập, kết quả thu được như sau:
+ Hiện nay số lượng trẻ mắc HCTK được học hòa nhập còn hạn chế. Số trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội còn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ.
+ Trẻ mắc HCTK còn gặp rất nhiều khó khăn khi theo học các trường hòa nhập như: chưa có chương trình riêng; giáo viên đứng lớp chưa có hiểu biết nhiều về trẻ TK; phụ huynh cùng trường phản đối việc nhận trẻ TK vào lớp; trẻ bị bạn bè trêu trọc, cô lập; chi phí cho một trẻ TK theo học hòa nhập khá cao nhưng gia đình trẻ lại chưa được nhận chính sách trợ cấp xã hội.
+ Các gia đình trẻ TK có nhu cầu được hỗ trợ về nhiều mặt, trong đó tập trung vào các nhu cầu hỗ trợ về mặt tài chính; hỗ trợ về tâm lý; được cộng đồng xã hội chấp nhận và sẻ chia; được hỗ trợ về mặt chính sách trong giáo dục; tham gia các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục trẻ.
+ Đề tài cũng đã đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ TK và gia đình để giải quyết những khó khăn, vươn lên hoà nhập xã hội. Đề tài cũng nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa nhân viên CTXH vào trường học để nâng cao chất lượng giáo dục và đặc biệt hỗ trợ, đảm bảo các quyền được học tập, vui chơi cho nhóm trẻ TK.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Đề tài góp phần xây dựng những giải pháp cụ thể trong hoạch định chính sách nhằm tạo cơ hội tốt hơn để trẻ tự kỉ tiếp cận với cơ hội học tập.
- Đề tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên công tác xã hội khi tiến hành hỗ trợ trẻ tự kỉ hòa nhập tốt hơn tại trường học.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu sâu về vai trò hỗ trợ của công tác xã hội học đường với nhóm trẻ tự kỉ học hòa nhập trên địa bàn nghiên cứu rộng hơn.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Vu Thi Thanh Nga 2. Sex: Female
3. Date of birth:11/11/1988 4. Place of birth: Bac Giang Province
5. Admission decision number: 196/2011/QĐ-XHNV-SDH Date 10th October, 2011
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Social work with inclusive problem of children with autism at the primary shool in Hanoi
8. Major: Social work 9. Code: 60 90 01 01
10. Supervisors: A.Prof.Dr Hoang Ba Thinh – The faculty of Sociology - The University of Social Sciences and Humanities
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis focused on understanding, analyzing the current status of the problem of inclusive of children with autism (CWA) at school. Then develop solutions to support social work (SW) in order to create better conditions for young autistic children and their families approach to policy, in education services; overcome difficulties to integrate themselves with the community. The thesis research and surveys on two primary schools in Hanoi have CWA integrate learning, results as follows:
+ Currently, the number of CWA learn to integrate is limited. The number of primary schools in Hanoi on less, not enough to meet the need of childrens and their families.
+ CWA are facing a lot of difficulties when attending inclusive schools, such as no private programs; Teachers haven’t much knowledge about CWA; Parents protest school with CWA receiving in class; childrens were teased, isolated; costs for CWA attending a high inclusive but the their families have not received social policies.
+ The families whose CWA needs to be supported in many ways, which focuses on the needs of financial assistance; psychological support; community to accept and share; are supported policy in education; participate in training courses on methods of education for children.
+ The thesis have also suggested directions, specific solutions to maximize the potential of CWA and their families to resolve difficulties and strive to integrate into society. The research also stressed on the need to put social workers in schools to improve the quality of special education and support to ensure the right to education, entertainment of CWA.
12. Practical applicability, if any:
- The thesis contribute to building solutions specific policy in order to create better opportunities for children with autism approach learning opportunities.
- The thesis is used as a reference for the education managers, teachers, social workers conducting support children with autism learn how to better integrate at the school.
13. Further research directions, if any:
Continued in-depth study of the role of social work with groups of children with autism learn to integrate at the shool in the broader research area.
SUPERVISOR(s) Date: ……………………
Signature: …………………
Full name: …………………
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn