Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Tuấn Khôi
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 11/11/1990
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận văn
Tên đề tài cũ: Lý giải tâm lý của người Nhật trong thảm họa – trường hợp thảm họa vùng Đông Bắc
Tên đề tài mới: Lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011
7. Tên đề tài luận văn: Lý giải từ góc độ xã hội học hoạt động tương trợ của cư dân vùng Đông Bắc Nhật Bản trong thảm họa kép tháng 3/2011
8. Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.06.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Hải Linh (Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu này phân tích các hoạt động tương trợ của cư dân Nhật Bản trong thảm họa kép động đất – sóng thần tháng 3/2011 thông qua hai nguồn tư liệu chính: (1) các báo cáo của chính phủ Nhật Bản về hoạt động cứu trợ công và tương trợ cộng đồng; (2) tư liệu điều tra điền dã phỏng vấn nhân chứng tại thực địa. Trên cơ sở đó, tác giả sử dụng các quan điểm lý thuyết xã hội học để giải thích ý nghĩa và xây dựng mô hình của các hoạt động tương trợ trong thảm họa này. Thảm họa kép động đất – sóng thần tháng 3/2011 với quy mô và mức độ thiệt hại khủng khiếp nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây ra tình trạng nguy cấp, căng thẳng trong đời sống của các cư dân Nhật Bản. Mặc dù vậy, tình trạng thiệt hại cũng như mức độ căng thẳng do thảm họa gây ra là hết sức khác nhau giữa các địa phương và thậm chí khác nhau giữa các khu vực trong cùng một thành phố. Trong bối cảnh đó, các hoạt động tương trợ cộng đồng của các tổ chức dân sự, tình nguyện phát triển hết sức sôi nổi, bổ khuyết cho các hoạt động cứu trợ công dân của chính phủ và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, điều tra thực địa cũng cho thấy sự tồn tại của những hành động tương trợ tự phát, nhất thời giữa các nhân chứng trong thời gian đầu ngay sau thảm họa, khi các cứu trợ từ bên ngoài chưa có mặt. Hoạt động tương trợ cộng đồng là kết quả của “tính công cộng mới” sinh ra ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong khi các hành động tương trợ tự phát được xem là kết quả của một “thể cộng đồng tương trợ không tưởng nảy sinh trong thảm họa”. Trên thực tế, các hành động tương trợ tự phát có thể coi là kết quả của “communitas” – liên kết quan hệ xã hội mang tính “phản cấu trúc” nảy sinh trong trạng thái “biên” của thảm họa, tồn tại biện chứng với mối quan hệ mang tính giai cấp, thiết chế của các hoạt động tương trợ đến từ chính phủ và cộng đồng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Nghiên cứu này tái khẳng định sự tồn tại của những mối quan hệ xã hội cảm tính, tự phát trong một xã hội tôn trọng kỉ luật và được thiết chế hóa cao độ như Nhật Bản, đóng góp một cách nhìn vào xu hướng hội nhập với thế giới văn minh của Việt Nam.
- Luận văn có giá trị tham khảo đối với các nghiên cứu về quan hệ cộng đồng của đất nước Nhật Bản thời hiện đại và các nghiên cứu mang tính xã hội về thảm họa nói chung.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Thông qua nghiên cứu trường hợp các hoạt động tương trợ của người Nhật trong thảm họa, tác giả mong muốn tìm hiểu sâu hơn và phát triển lý thuyết về “chủ nghĩa hiện thực Nhật Bản”.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
“Hành động tương trợ của cư dân vùng thảm họa trong Thảm họa kép tại Miền Đông Nhật Bản” đăng trong “Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản – Thảm họa và phục hưng”, Võ Minh Vũ (chủ biên), Nhà xuất bản Thế Giới, 2015
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Tuan Khoi 2. Sex: Male
3. Date of birth: November 11, 1990 4. Place of birth: Hanoi
5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated on December 28, 2012 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU-Hanoi
6. Changes in academic process: change in thesis title
Old thesis title: Understanding psychological process of Japanese during disaster – case of Northeast Japan disaster
New thesis title: Understanding the mutual-help actions of residents in the Northeast Japan area during 311 double-disaster from sociological perspective
7. Official thesis title: Understanding the mutual-help actions of residents in the Northeast Japan area during 311 double-disaster from sociological perspective
8. Major: Asian Studies Code: 60.31.06.01
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Phan Hai Linh (Japanese Department, Faculty of Oriental Studies, University of Social Sciences and Humanities, VNU-Hanoi)
10. Summary of the findings of the thesis:
This research analysed mutual-help activities among Japanese residents during the double-disaster of earthquake and tsunami 311, by the following data: (1) reports of Japanese government on public reliefs and supports from communities; (2) field-works and interview data. Basing on these analyses, sociological theories and perspectives are used to explain the meaning and to construct the model of mutual-help activities during this disaster. 311 double-disaster, which was the most terrible both in the level of quake and tsunami, and the level of damages since the Second World War, caused the tension and critical atmosphere in daily life of Japanese. However, the damages and critical level differed enormously from one prefecture to the others, and even between areas in the same city. In such context, supports from communities, for example, donations of civil society organizations and volunteers emerged vibrantly. These supports complemented reliefs of Japanese centre and local government to protect their citizens from insecurities. Additionally, field-work research also indicated the existence of spontaneous and momentary mutual-help actions between witnesses right after the occurrence of the disaster, when helps from outside had not come yet. Community supports might be derived from the “new public” formed in Japan after the Second World War, while spontaneous mutual-help actions could be the result of “disaster utopia” – the “extraordinary communities” arising in disasters. In fact, spontaneous mutual-help actions could be the result of “communitas” – the “anti-structure” social relationship arising in the “liminality” of a disaster. This social relationship exists dialectically with the hierarchical, institutional relationships of supports coming from government and communities.
11. Practical applicability, if any:
- This research reaffirmed the existence of emotional, spontaneous social relationships in such discipline over-respected and highly institutionalized society like Japanese society. This research also contributed a viewpoint of the author to the integration tendency of Vietnam into the civilized world.
- This thesis could be a valuable source of reference for researches on community relationship of contemporary Japan or sociological researches on disaster in general.
12. Further research directions, if any:
Through researching the case of mutual-help activities of Japanese during disaster, the author shows excitement at a deeper studying and developing the idea of “Japanese realism”.
13. Thesis-related publications:
“Mutual-help actions of residents in disaster area during Great East Japan Earthquake” in “Specialized Lecture on Japanese Studies – Disaster and Restoration”, Vo Minh Vu Ed., The Gioi Publishers, 2015
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn