TTLV: Vấn đề hướng nghiệp cho Thanh niên Nông thôn trên kênh truyền hình VTV6

Thứ sáu - 30/10/2015 04:21

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Nhung

 2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 31/08/1984

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề hướng nghiệp cho Thanh niên Nông thôn trên kênh truyền hình VTV6 

8. Chuyên ngành: Báo chí                           Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Bảo Khánh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Truyền hình

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:

Trong chương 1 - tổng quan của đề tài "Vấn đề hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn trên kênh truyền hình VTV6", tác giả tập trung giải quyết một số lý luận chung về hướng nghiệp, truyền thông hướng nghiệp, các phương pháp truyền thông cho Thanh niên nông thôn. Trong đó, nghiên cứu tập trung làm rõ các khái niệm về "hướng nghiệp", "truyền thông hướng nghiệp", "thanh niên nông thôn”. Từ những vấn đề tồn tại của việc hướng nghiệp đến những phương pháp truyền thông hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn hiện nay, đồng thời nêu ra những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn....

Trong Chương 2, luận văn phân tích và đánh giá thực trạng truyền thông hướng nghiệp của các chương trình truyền hình trên kênh VTV6 (Đài Truyền hình Việt Nam). Thông qua hai chương trình Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi (năm 2014), tác giả đã rút ra những mặt thành công trong việc truyền thông hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn trên truyền hình. Qua khảo sát hai chương trình, phân tích số liệu thực tế từ khán giả, phỏng vấn sâu người trong cuộc, luân văn đã phân tích về hiệu quả tác động của những chương trình này trong vấn đề hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn như nhân rộng mô hình hướng nghiệp, định hướng chọn nghề, truyền ngọn lửa về tình yêu với mảnh đất quê hương, giáo dục ý chí vươn lên thoát nghèo.... Có thể nhận thấy sự đóng góp không nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp cho Thanh niên nông thôn của VTV6 nói chung và những chương trình mang tính hướng nghiệp như Sinh ra từ làng và Lựa chọn của tôi nói riêng. Các chương trình này đã giúp thế hệ trẻ có những cách nhìn cụ thể, mới mẻ với nhiều khía cạnh trong việc tìm nghề, chọn nghiệp cho bản thân. Đặc biệt các chương trình còn trở thành người bạn đồng hành tin cậy giúp họ thành nhân trước khi thành tài, gặt hái thành công bằng chính năng lực của bản thân.

Ngoài ra còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế của vấn đề hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn cũng được luận văn đưa ra. Từ đó, luận văn đã mạnh dạn nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trình hướng nghiệp trên truyền hình cho Thanh niên nông thôn cũng như các nhóm giải pháp liên quan đến yếu tố con người, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật; yếu tố về đổi mới nội dung và hình thức thể hiện... được nêu ra trong Chương 3 của luận văn.

Kết quả lớn nhất với tác giả - một chuyên viên làm công tác truyền thông, một người con xuất thân từ gốc gia đình thuần nông: Luận văn đã làm thay đổi ý thức phải thoát ly mảnh đất quê hương để khởi nghiệp, để thay đổi cuộc sống bản thân. Bởi hơn bao giờ hết, tác giả hiểu rằng cổng trường Đại học không phải con đường duy nhất để thành công. Dù ở bất cứ nơi đâu, quê hương luôn chào đón, nâng bước thành công của mỗi con người có năng lực, có ý chí làm giàu trên mảnh đất quê nhà. Đồng thời mạnh dạn chia sẻ nhu cầu mong muốn thông tin nghề cũng như phối hợp cán bộ Đoàn cơ sở, tìm ra giải pháp truyền thông hướng nghiệp phù hợp, cụ thể cho Thanh niên nông thôn tại địa phương.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Với đề tài này, luận văn đã có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra những mặt còn hạn chế trong việc truyền thông hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn trên truyền hình hiện nay. Truyền thông hướng nghiệp không chỉ là việc dạy nghề, đó mới chỉ là phần ngọn của quá trình hướng nghiệp. Truyền thông hướng nghiệp cho Thanh niên nông thôn phải thực hiện từ khi Thanh niên nông thôn còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ cần được truyền thông để hiểu thông tin nghề, biết được năng lực bản thân, sự phù hợp với thị trường lao động và đặc biệt xây dựng mô hình lập nghiệp, gương sáng khởi nghiệp để Thanh niên nông thôn học tập và làm theo.

Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận văn sẽ có tác động đối với các cơ quan liên quan như TW Đoàn, Cơ quan báo chí, các đài truyền hình và nhất là các nhà báo trong việc nhìn nhận, đánh giá lại tác động, hiệu quả truyền thông của mảng đề tài này. Bên cạnh đó, thông qua đề tài này, các nhà sản xuất sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá và đầu tư đúng mức vào các chương trình dành cho Thanh niên nông thôn. Từ đó, xây dựng những chương trình truyền thông hướng nghiệp có ý nghĩa thực tiễn đáp ứng nhu cầu thực tế của Thanh niên nông thôn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện, từ luận văn này cũng có thể gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu sâu hơn trong vấn đề hướng nghiệp: Ví dụ như nghiên cứu nhu cầu thông tin hướng nghiệp của Thanh niên nông thôn, nghiên cứu chương trình truyền hình thực tế Khởi nghiệp cho Thanh niên nông thôn...

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Master student’s full name: Le Thi Nhung                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 31/08/1984                                         4. Place of birth: Quang Ninh

5. Postgraduate admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated December 30, 2013 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process: N/A

7. Official thesis title: Job orientation for the rural youth on VTV6 

8. Major: Newspapers and magazines                           9. Code: 60.32.01.01

10. Supervisor: TS.Trần Bảo Khánh – Headmaster of College of Television

11. Summary of the findings of the thesis: 

In Chapter 1 - Overview of the topic "Vocational guidance for rural Youth on VTV6 channel", the author focuses on some general theory of vocational guidance, vocational media, and media methods for rural Youth. In particular, the study focuses on clarifying the concept of "vocational guidance", "vocational media", "rural youth". From the existing problems of vocational guidance to the methods of vocational media for rural Youth today, the author outlines the guidelines and policies of the Party and State about vocational guidance for rural Youth.

In Chapter 2, the thesis analyzes and evaluates the situation of vocational media of television programs on Channel VTV6 (Vietnam Television). Through two programs “Born in village” and “My Choice” (2014), the author has shown the successful aspects in vocational media for rural youth on television. According to the survey in the two programs, the actual data from the audience, inside interviews, the thesis analyzes the impacts of these programs on the issue of vocational guidance for rural youth such as expanding the form of vocational guidance, career choosing guidance, transmitting the love for homeland, raising the spirit to escape from poverty, etc. We can see a significant contribution of vocational guidance for rural youth of VTV6 in general and job-oriented programs such as “Born in village” and “My Choice” in particular. These programs have helped young people have new and specific perspectives to many aspects of the job searching and selecting. Especially, these programs also become a trusted partner to help them grow up before their self-made success.

Besides, some existing problems and limitations in vocational guidance for rural youth are also given in the thesis. Then, the thesis has outlined several measures to improve the quality of vocational programs on TV, as well as solutions related to the human factors, equipment, technical facilities; innovating content and form of expression are set out in Chapter 3 of the thesis.

The most important result with the author - a staff working in the media field, a child coming from an agricultural family background- is that the thesis has changed the consciousness to escape from the homeland to start a business to change her life. As more than ever, the author understands that the gate of university is not the only path to succeed. Whether in anywhere, homeland always welcomes and helps the qualified people with passion to enrich in their homeland to achieve success. In addition, the author strongly shares the needs of vocational information and is ready to coordinate with vocational unions to find a media solution matching the specific requirements locally.

12. Possibility to apply in practice:

With this subject, the thesis has important role in pointing out the limitations in the vocational media for rural youth on television today. Vocational media is not just about training which is the top of the vocational process. Vocational media for rural youth needs to start since rural youth are learning in school. They need media to understand the working information, know their capabilities, requirements to meet the labor market and especially forming their own career model, and become exemplary entrepreneurship for rural youth to study and follow.

The research results derived from the theories and practice in the essay will have implications for the related agencies like the Youth Union, Press agencies, broadcasters, and especially journalists in recognizing and evaluating the impact and effectiveness of the media in this field. Besides, through this thesis, the producers will have the recognition and invest properly into programs for rural youth, then build the vocational programs to meet the actual needs of rural youth.

13. The following research directions:

If possible, this thesis may suggest some further studies in vocational issues, such as the need for vocational information of rural Youth, Reality programs on TV for Rural Youth.

14. All published works related to the thesis: None.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây