Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thanh Xuân
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 31/08/1988
4. Nơi sinh: HàNội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1555/ QĐ-ĐHQGHN. Ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiểu học
8. Chuyên ngành: Tâm lý học. Mã số: 62 31 04 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PSG.TS Văn Thị Kim Cúc.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Đề tài nghiên cứu “Bạo lực của cha mẹ đối với con cái tuổi Tiểu học” về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra và chướng minh được giả thuyết “Phần lớn cha mẹ vẫn sử dụng bạo lực đối với con cái lứa tuổi Tiểu học ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau, phổ biến là bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cha mẹ sử dụng bạo lực với con cái: có nguyên nhân từ phía trẻ và nguyên nhân từ phía cha mẹ. Việc cha mẹ sử dụng bạo lực đối với con cái ảnh để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ”.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và các phương pháp nghiên cứu có liên quan, chúng tôi cơ bản đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài. Từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần hình thành những hành vi tích cực, những phương pháp đúng đắn, khoa học của cha mẹ đối với con trong giáo dục con cái.
Những nghiên cứu từ thực tiễn cho thấy những giả thuyết chúng tôi đã đưa ra trong phần nghiên cứu lí luận khá sát với thực tiễn cả về mặt số liệu định lượng và định tính.
- Các bậc cha mẹ vẫn sử dụng bạo lực với con trẻ ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là các hành vi bạo lực về mặt tinh thần, coi đó như một hình thức giáo dục hiệu quả và thiết thực.
- Có thực trạng trên là do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau cả về phía cha mẹ và phía trẻ.
- Khi cha mẹ sử dụng bạo lực đối với trẻ trong quá trình giáo dục chúng đã để lại những hậu quả về cả thể chất và tâm lí. Hậu quả biểu hiện qua hành vi và biểu hiện qua cảm xúc của trẻ. Đặc biệt biểu hiện trên mặt cảm xúc
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: đề tài sẽ được gửi về trường Tiểu học Kiến Hưng – Hà Đông, có thể ứng dụng trong công tác giảng dạy của nhà trường cũng như công tác tuyên truyền đến phụ huynh học sinh. Cụ thể:
+ Được sử dụng để tư vấn cho các bậc cha mẹ về phương pháp giáo dục con cái cũng như có nên sử dụng đòn roi để dạy con không. Đây là vấn đề bức xúc mà khá nhiều phụ huynh chia sẻ và chưa biết nên làm thế nào cho đúng.
+ Được sử dụng như một nguồn tư liệu trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về những luật lệ liên quan đến quyền trẻ em, bạo lực gia đình…
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nếu có thể sẽ nghiên cứu sâu về mối tương quan giữa bạo lực của cha mẹ với tự đánh giá bản thân của trẻ Tiểu học, điều tra trên diện rộng hơn, sử dụng nhiều phương pháp hơn và có kiểm chứng sự thay đổi.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Tran Thi ThanhXuan 2. Sex: Female
3. Date of birth: 31/08/1988 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1555/ QĐ-ĐHQGHN date 25/5/2011 by the Director of VNU - Social, Science and Humanity University, Ha Noi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Parents’ violence to their primary-school children
8. Major: Psychology 9. Code: 62 31 04 01
10. Supervisors: Associate Professor, Doctor.Ms. Van Thi Kim Cuc
11. Summary of the findings of the thesis:
Basically, the thesis on “parents’ violence to their primary-school children” has provided thorough analysis and proved the hypothesis: “most parents still treat their primary-school children violently in various forms and extents, especially on their physical and mental aspect. There are many reasons why parents treat their offspring violently: from both children and parents. Parents’ violent actions can have serious consequences on children.”
Doing researches on related theories and methodologies allows us to find out the answers to some theoretical questions and practicability of the thesis. Based on that, some solutions are recommended in order to shape positive actions, logical and appropriate methods for parents in educating their offspring.
Practical researches prove that theories we give in theory research are relatively closely related to practicability in terms of both qualities and quantities.
Parents still use violence in different levels, especially mental violence to children and they regard violence as an effective and practical educating method
This serious situation is triggered by many different factors from both parents and children.
That parents educate their children violently poses both mental and physical consequences on their children. Consequently, children can show those negative consequences in terms of their feelings and actions, especially their feelings.
12. Practical applicability:
The thesis will be sent to Kien Hung Primary School and can be applied in teaching profession of the school as well as propaganda to parents. In details:
Being used to offer advice to parents on whether they should use violence or not when educating their children. This issue has been shared by many parents with a lot of confuse because they don’t know how to react appropriately.
Being used as a material source in propagandizing, educating parents on rules and laws related to children rights and family violence and so forth.
13. Further research directions:
This research can be further developed by have a close look at the interrelation between parents’ violence and self-evaluations of primary-school children, can be done in a wider range with more various methods and verification of changes
14. Thesis-related publications: None
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn