1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Thanh Thúy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/09/1989
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 01/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có
7. Tên đề tài luận văn: “Công tác xã hội nhóm trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh Trung học cơ sở” (Nghiên cứu thực hiện tại trường THCS Trung Chính – Lương Tài – Bắc Ninh)
Người hướng dẫn: TS. Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc – Trưởng phòng Đào tạo – Đại học Thăng Long.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu này hướng tới việc tìm hiểu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn của học sinh tại trường THCS Trung Chính – Lương Tài – Bắc Ninh để từ cơ sở đó đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp nhằm giảm thiểu hành vi này dưới góc độ tác động của Công tác xã hội. Dựa trên cách tiếp cận của hệ thống lí thuyết về hành vi gây hấn cùng với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, chúng tôi tiến hành phân tích và lí giải các kết quả của nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về thực trạng nhận thức hành vi gây hấn của học sinh tại địa bàn được khảo sát cho thấy: 1) Nhận thức về gây hấn, những biểu hiện của hành vi này ở học sinh được khảo sát còn hạn chế. Sự nhầm lẫn và nhận thức chưa đầy đủ về hành vi gây hấn và bản chất của hành vi này đã khiến các em chưa có những nhận diện một cách chính xác đâu là hành vi gây hấn trong những tình huống cụ thể của cuộc sống; 2) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đã phản ánh nhất định về thực trạng hành vi gây hấn của học sinh với sự đa dạng trong các hình thức gây hấn đồng thời biểu hiện với tần suất và mức độ khác nhau. Lí giải điều này là do có sự phân hóa về mặt nhận thức và những điều kiện tác động đến hành vi nêu trên của học sinh là cũng khác nhau; 3) Hậu quả để lại của hành vi gây hấn cho dù được xem xét ở tính chất nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đều có những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập, quá trình phát triển nhận thức – tình cảm và các mối quan hệ xung quanh của học sinh có hành vi gây hấn, bị gây hấn và chứng kiến hành vi gây hấn.
Hiện nay, các phương thức hay biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn trong trường học đã được áp dụng ở một mức độ cụ thể nhưng chưa triệt để, toàn diện và chủ yếu là giải quyết các vụ việc sau khi đã xảy ra và để lại hậu quả. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp can thiệp của công tác xã hội nhóm thông qua tiến trình làm việc nhóm theo phương pháp này là một phương án mới tại trường học mà chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu ở đây. Theo cách tiếp cận này, cùng với những hiệu quả mang lại bước đầu, những mục tiêu đề ra đều đã đạt được ở mức độ nhất định, chúng tôi đề xuất mô hình của công tác xã hội nhóm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học trong việc trợ giúp học sinh giảm thiểu hành vi gây hấn hiện nay một cách thiết thực và hiệu quả hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Qua các kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy những hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn tại trường THCS Trung Chính chưa được triển khai hiệu quả, phù hợp. Với quá trình xây dựng cách thức can thiệp và tiến hành các hoạt động theo mô hình của công tác xã hội nhóm đã góp phần khẳng định vai trò và những tác động tích cực của Công tác xã hội nói chung mà cụ thể là phương pháp Công tác xã hội nhóm trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn của học sinh THCS. Từ nghiên cứu và thực nghiệm với kết quả thu được, chúng tôi đề xuất mô hình của công tác xã hội nhóm với vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học trong việc trợ giúp học sinh giảm thiểu hành vi gây hấn hiện nay một cách thiết thực và hiệu quả hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Công tác xã hội với các vấn đề nảy sinh trong trường học.
Nhu cầu cần có nhân viên công tác xã hội trong trường học.
13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn: (nếu có)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Thanh Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26th September, 1989 4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision number: 2119/2011/QĐ-XHNV-SĐH Dated 01st October, 2011
6. Changes in academic process:
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Social Work with groups in reducing aggressive behavior of Secondary School students” (Study at Trung Chinh Secondary School, Luong Tai district, Bac Ninh province.
8. Major: Social Work 9. Code: 60.90.01.01
9. Supervisors: Dr. Tran Hoang Thi Diem Ngoc, Head of Training Affairs Thang Long University.
10. Summary of the findings of the thesis:
This study is on the reality and aspects affecting the aggressive behavior of students at Trung Chinh Secondary School – Luong Tai – Bac Ninh so that we would propose for solutions with reasonable interactions with an aim of reducing this behaviour under the perspective of Social Work. Based on the approach of theory on the aggressive behaviour as well as the research methods on multiple sectors, we analyse and explain the findings of our study.
According to the observation study on the reality of the agressive behaviour of students, it shows that: 1) The awareness of aggressive behaviour of students at the study area would be limited. There is a misunderstanding and infficient awareness on the aggressive behaviour as well as the nature of this behaviour. Therefore, students may not have determine exactly which is an aggressive behaviour in a specific circumstance; 2) The findings of our study also represent the real situation on aggressive behaviour of students under various circumstances and frequency in the life. This real situation is due to the classsification in awareness and different conditions affecting the aggressive bahaviour of students; 3) The consequence of aggessive bahaviour even if it is serious or not serious would cause bad affects to the study and development in awareness and sentiment and relationship of the students that have aggressive behaviour or witness such behaviour.
At this present, the methods or measures on decreasing the aggressive bahaviour would be applied but they may not be complete and full. These methods and measures would mainly apply for specific cases happened with bad consequence in real situation. Therefore, the application of the interaction method of social work group under the process of group working would be a new method at the school where we conduct our study and reseach. Under this approach, accompany with the effectiveness and achievements within the limited level, we propose a model of group social work with the role of social workers in the school in assisting the students in reducing the aggressive bahaviour currently in a more effective manner.
11. Practical applicability, if any:
Based on the findings of the thesis, we found that the interaction activities for decreasing aggress bahaviour at Trung Chinh Secondary School may not be applied reasonably and effectively. In the process of creating the interaction methods and conducting the activities under group social work model, it shows the roles and possitive affects of social work in general and the method of group social work in particular for decreasing the aggressive behaviour of students. Accordingly to our study and our real observation, we propose a model of group social work with the role of social workers in schools in assting the students in decreasing their aggressive behaviour more effectively.
12. Further research directions, if any:
- Social Work with issues that arise in Schools
- The need for Social Workers in Schools