Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Thái Thị Bích Thủy
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/07/1988
4. Nơi sinh: Thành phố Vinh, Nghệ An.
5. Quyết định công nhận học viên số: Quyết định số 1936/2011/ QĐ – XHLV –SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát thực trạng từ điển đồng nghĩa tiếng Việt hiện nay.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học ; Mã số: 60 22 01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Khánh Hà
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề từ đồng nghĩa cũng như từ điển đồng nghĩa được các nhà nghiên cứu quan tâm từ khá lâu. Từ điển đồng nghĩa là một tiểu loại của từ điển giải thích. Đối tượng nghiên cứu của những cuốn từ điển đồng nghĩa là các từ đồng nghĩa được tập hợp lại theo những nhóm nhất định. Dựa trên những cuốn từ điển đồng nghĩa đã xuất bản ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát cấu trúc vĩ mô và cấu trúc vi mô của các từ điển nhằm bước đầu đưa ra nhận định, đánh giá về những thành công và hạn chế trong công cuộc biên soạn từ điển đồng nghĩa ở nước ta. Vận dụng lý thuyết về từ điển đồng nghĩa, chúng tôi tiến hành xem xét phương pháp xác lập cấu trúc dãy đồng nghĩa, phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ nghĩa các từ đồng nghĩa,v.v. trong các cuốn từ điển để làm rõ những tiêu chí riêng trong việc lựa chọn, thu thập, sắp xếp và trình bày bảng mục từ, cách đưa thông tin vào cấu trúc vi mô, v.v. của các soạn giả.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đối với Từ điển học, luận văn của chúng tôi sẽ là một “cái nhìn” toàn cảnh về việc nghiên cứu biên soạn từ điển đồng nghĩa ở Việt Nam từ trước đến nay. Trước nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt hiện nay, nghiên cứu của chúng tôi góp phần xây dựng một hướng đi mới trong biên soạn các cuốn từ điển đồng nghĩa, nhằm nâng cao vai trò của chúng như những công cụ tiện lợi giúp cho việc sử dụng ngôn ngữ thêm phần phong phú, giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt nghĩa của từ ngữ và cách sử dụng từ ngữ.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong giới hạn luận văn, chúng tôi chủ yếu dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô của các cuốn từ điển đồng nghĩa tiếng Việt để đánh giá những thành công cũng như rút ra những hạn chế cần khắc phục. Từ nghiên cứu bước đầu này, chúng tôi sẽ định hình để tiến tới xây dựng một hướng đi mới cho việc biên soạn các cuốn từ điển đồng nghĩa.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name of student: Thai Thi Bich Thuy
2. Gender: Famale
3. Date of birth: 04/07/1988
4. Place of Birth: Vinh, Nghe An
5. Student recognition decision number: 1936/2011/QD – XHLV – SDH On 10nd October, 2011 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in training process: No
7. Title of thesis: Surveying the real situation of current Vietnamese Synonym Dictionary
8. Major: Linguistics; Code: 60 22 01
9. Scientific guidance: Dr. Nguyen Khanh Ha
10. Summary of results:
The issue on the synonym as well as the synonym dictionary have been paid attention for a long time all over the world and in Vietnam. The synonym dictionary is a subtype of the explanation dictionary. The research objects of synonym dictionaries are synonyms that are gathered according to the fixed groups. Basing on the published synonym dictionaries in Vietnam, we have implemented to survey the macro and micro structures of the dictionaries in order to firstly give the considerations, evaluations about successions and limitations in compiling the synonym dictionary in Vietnam. Applying the theories about synonym dictionaries, we have implemented to consider the method of establishing the structure of synonym line, the method of explaining and finding out the differences in meaning between synonyms, etc. in dictionaries in order to show particular criteria in selecting, collecting, arranging and presenting the table of entries, the way of taking information into micro structure, etc. of the compilers.
11. Appliacation into practice:
With respect to Lexicography, this Thesis will be a comprehensive “view” about research on compiling the synonym dictionaries in Vietnam. Before the demand of improving the quality of teaching and studying Vietnamese at present, our research will contribute to the establishment of a new way in compiling the synonym dictionaries, in order to improve the their role as convenient tools to make usage of language more plentiful, help pupils understand easily the meanings of words and the usage of words.
12. Research direction in the future:
In limitation of the Thesis, we mainly base on the foundations of surveying, analysing the micro and macro structrures of Vietnamese synonym dictionaries to evaluate successions and limitations that need overcoming. From this first research, we will have a new direction for compiling the synonym dictionaries.
13. Relevant published works related to the thesis: No
Tác giả: Thái Thị Bích Thủy
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn