TTLV: Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh

Thứ sáu - 18/04/2014 00:23

1. Họ tên học viên: PHAN THỊ THÚY. Giới tính: Nữ

2. Ngày tháng năm sinh: 19/09/1987 Nơi sinh: Hà Nội

3. Ngày nhập học: Tháng 8 năm 2011

4. Quyết định công nhận học viên số 1936/2011/QĐ-2001-X ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 

5. Tên đề tài luận văn (chính thức bảo vệ): 

5.1.Tiếng việt: “Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012”

5.2. Tiếng Anh: To evaluate the implementation of monthly social welfare to disabled people in Me Linh District, Hanoi for period from 2007 to 2012

Chuyên ngành: Công tác xã hội. Mã số: 60900101

6. Cán bộ hướng dẫn (họ tên, học hàm, học vị): 

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàng Yến

- Học vị: Giáo sư, Tiến sỹ

- Chức danh: Phó viện trưởng

- Cơ quan công tác: Viện khoa học giáo dục Việt Nam

7. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Hầu hết các công trình nghiên cứu, tài liệu, bài viết của các tác giả chủ yếu về ASXH  và bảo trợ xã hội. Các công trình nghiên cứu phạm vi rộng và đề cập tới nhiều đối tượng trợ giúp. Kết quả nghiên cứu của các công trình đều cho thấy vai trò quan trọng của bảo trợ xã hội trong tình hình phát triển xã hội hiện nay. Tuy nhiên để đi sâu vào một khía cạnh cụ thể của bảo trợ xã hội là chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Việc nghiên cứu cụ thể về vấn đề trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn.

Thứ nhất, luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về người khuyết tật. Đặc biệt, luận văn nghiên cứu sâu vào tình hình thụ hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian 5 năm từ năm 2007 đến năm 2012 chỉ ra những thực trạng thực thi chính sách, hiệu quả của chính sách và những mặt còn hạn chế khi thực hiện chính sách tại địa bàn. 

Thứ hai, luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về tâm lý, nhu cầu của đối tượng người khuyết tật. Qua đó thấy rõ được tầm quan trọng của hệ thống văn bản pháp luật, chính sách trợ giúp của nhà nước ta đối với người khuyết tật đặc biệt phải kể đến là chính sách trợ cấp hàng tháng. Kết quả thu thập thông tin, số liệu, phỏng vấn người thực thi chính sách về tình hình thụ hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của trợ cấp hàng tháng. Qua đó cũng thấy được vai trò của người làm quản lý, thực thi chính sách hay nói cách khác là các nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp đối tượng người khuyết tật. Vai trò vừa là người hướng dẫn, tư vấn tổ chức, vừa là người trợ giúp và cũng là người kết nối nguồn lực.

Thêm vào đó, luận văn cũng góp phần bổ sung nguồn học liệu, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành công tác xã hội về những vấn đề có liên quan đến các chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nói chung và chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống chính sách với các đối tượng hưởng bảo trợ.

8. Khả năng ứng dụng thực tiễn (nếu có)

9. Những hướng nghiên cứu tiếp theo 

Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu về các chính sách trợ giúp khác đối với người khuyết tật.

INFORMATION ON THESIS FOR MASTER DEGREE

1. Student name: PHAN THI THUY   Sex: Female

2. Date of birth: 19/09/1987 Place of birth: Hà Nội

3. Entrance date: 08/2011

4. Decision on recognition No. 1936/2011/QD-2001-X dated 10th October 2011 of Dean of  University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi 

5. Name of thesis (defend officially): 

5.1. In Vietnamese: Đánh giá việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012.

5.2. In English: To evaluate the implementation of monthly social welfare to disabled people in Me Linh District, Hanoi for period from 2007 to 2012

Major: Social work. Code: 60900101

6. Instructor (Name, status): 

- Fullname: Nguyen Thi Hoang Yen

- Degree: Professor, Doctor

- Title: Deputy Rector

- Place of work: Vietnam Institute of Educational Sciences 

7. Thesis summary (with emphasis on new results, if any)

Almost all researches, documents, articles focused on social security and social patronage. The researches were on large-scale and mentioned many supporting objectives. Research result shows important role of social patronage in current social development. However, there were  no authors conducting study on one concrete side of social patronage of Policy on monthly social welfare to disabled people. Study on monthly social welfare to disabled people has both theoretical and practical significance.

Firstly, the thesis contributes to diversification of theoretical basis on disabled people. Especially, the thesis takes deeply study on the receipt status of monthly welfare to disabled people within Me Linh district in period 5 years from 2007 to 2012, indicating actual state of policy execution, effectiveness of  the policy and limitation of executing policy in the area. 

Secondly, the thesis makes clearer  theoretical basis on psychology and need of disabled people. Through this, the importance of legal documents, supporting policies of the State towards disabled people, especially monthly welfare, is clearly seen. Result of collected information, statistics, interviews with people executing the policy shows the vital role of monthly welfare. It also indicates the role of social workers who take responsibilities of management, execution of policy in supporting disabled people: to be instructor, organizing counselor, supporter and combining resources.

In addition, the thesis help to add sources of reference for students of social work on issues regarding to social supporting policies towards disabled people, in general, and monthly social supporting policies towards disabled people within Me Linh district, in particular, contributing to enhance effectiveness of policies system to sponsorship receivers. 

8. Possibility of practical application (if any)

9. Next directions of study 

The author shall continue studying other supporting policies to disabled people. 

Tác giả: Phan Thị Thuý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây