TTLV: Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số

Thứ năm - 10/04/2014 23:46

1. Họ và tên học viên: Tạ Thị Điệp

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 10/ 09 / 1986

4. Nơi sinh: Thôn 5 – xã Ayun – Mang Yang – Gia Lai

5. Quyết định công nhận học viên số:……… Ngày ….. tháng……năm …………của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian bảo vệ 06 tháng.

7. Tên đề tài luận văn: Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thư – trường Đại học Lao động xã hội (csII) Thành phố Hồ Chí Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Học sinh dân tộc thiểu số bỏ học là vấn đề rất đáng chú ý trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến bản thân học sinh mà ảnh hưởng đến an sinh xã hội trong tương lai. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã tập trung nghiên cứu về những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số tại xã Đăk J ơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó tôi tập trung nghiên cứu vào những nhóm yếu tố cụ thể. Đó là: nhóm yếu tố thuộc về bản thân học sinh, nhóm yếu tố thuộc về gia đình học sinh, nhóm yếu tố thuộc về nhà trường và nhóm yếu tố thuộc về cộng đồng, chính quyền mà học sinh đang sinh sống. Thông qua việc tìm hiểu tình trạng, những yếu tố tác động, tôi đã đề xuất một số giải pháp cho từng nhóm yếu tố khác nhau. Với những phương pháp nghiên cứu như điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu tôi đã đưa ra nhận định chủ quan rằng những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố nhận thức (gồm nhận thức của học sinh, phụ huynh, cộng đồng và chính quyền). Với thực tế đó tôi đã ứng dụng lý thuyết nhận thức hành vi để can thiệp cho một nhóm đối tượng cụ thể nhằm góp phần giải quyết kịp thời tình trạng này trên địa bàn nghiên cứu.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:  Luận văn sẽ góp phần vào việc ứng dụng  trong việc hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh người dân tộc thiểu số ở địa phương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nhân rộng và nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Cần thiết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em/ tạp chí khoa học công nghệ và môi trường Gia Lai, số 3 năm 2013.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ta Thi Diep

2. Sex: Female

3. Date of birth: Sep 10th, 1986

4. Place of birth: village 5 – Ayun commune – Mang Yang district - Gia Lai province

5. Admission decision number: .........................  Dated ......................................................... by Rector of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University Hanoi.

6. Changes in academic process:  Extension of graduate thesis in 06 months

7. Official thesis title: Social work with ethnic minority pupils’ dropout status - a case study in Dak Ta Jo commune- Mang Yang district - Gia Lai province

8. Major: Social work 9. Code: 609001010

10. Supervisors: Dr. Ha Thi Thu – University of Labour and social Affairs, Ho Chi Minh city.

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: Ethnic minority students dropping out of school is currently problematic in Gia Lai province. This status affects not only the students themselves but also social security in the future. Therefore I have conducted many researches on the factors that result in dropout problem of ethnic minority pupils in Dak Jo Ta- Mang Yang District - Gia Lai province.

The research reveals the fact that there are several reasons leading to dropout problem of ethnic minority pupils. In this study I focus on specific factor groups including elements deriving from pupils themselves, from their families, from schools and from communities where they live. Through understanding the situation and impact of these factors, I have proposed a number of solutions for different groups of elements. With the research method of questionnaire surveys, in-depth interviews, I truly believe ​​that the factors resulting in the dropout status of ethnic minority pupils deeply root in consciousness (including awareness of students, parents, community and government). In that reality, I have applied cognitive behavioural therapy to intervene in specific groups to promptly improve the situation on the study area.

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

12. Practical applicability, if any: this thesis contributes to reduce school dropout of ethnic minority pupils in local.

13. Further research directions, if any: Continue and expand research in Gia Lai province

14. Thesis-related publications: Need to teach children life skills – Gia Lai Environmental Technology and Scientific Journal No. 3, 2013.

Tác giả: Tạ Thị Điệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây