TTLV: Biện pháp hỗ trợ cộng đồng thay đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu (nghiên cứu tại xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

Thứ tư - 30/07/2014 04:20

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phan Như Đại - 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 06/02/1984

4. Nơi sinh: Xã Lộc Tân - huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận học viên số 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn:  Biện pháp hỗ trợ cộng đồng thay đổi sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu (nghiên cứu tại xã Đa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội; Mã số: 60 90 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trịnh Văn Tùng - Trường Đại học KHXH&NV - Đại học quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã làm rõ thực trạng sinh kế hiện nay của người dân xã Đa Lộc và những tác động cực đoan của Biến đổi khí hậu đã làm tổn thương đến nguồn sinh kế của người dân. Quá trình nghiên cứu đã cho thấy, đại đa số người dân nơi đây đều nhận thức rõ về những thay đổi, và biểu hiện của BĐKH. Đặc biệt, người dân cũng nhận thấy rõ những tác động cực đoan của BĐKH đến hoạt động sinh kế của gia đình mình, lĩnh vực sinh kế bị tổn thương nhiều nhất Trồng trọt và Chăn nuôi, và đánh bắt - nuôi trồng thủy hải sản. Trong khi đó, đây là những hoạt động sinh kế chủ yếu để giúp người dân nơi đây tồn tại và phát triển.

Do tác động cực đoan của BĐKH nên các hoạt động sinh kế truyền thống của người dân nơi đây không còn phù hợp, những hoạt động sinh kế này đã không đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội cho người dân. Đây cũng là lý do cấp thiết nhất thúc giục người dân có nhu cầu thay đổi sinh kế của gia đình nhằm thích ứng với tác động của BĐKH. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân có mong muốn thay đổi hoạt động sinh kế trong  lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, trong đó có 34% người dân mong muốn được phát triển mô hình chăn nuôi khép kín. 

Luận văn cũng đã chỉ ra những biện pháp thích ứng với tác động của BĐKH của chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa mang tính đồng bộ, và chưa được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người dân. Chủ yếu chỉ mang tính tự phát và cá nhân hóa. Nên kết quả từ những biện pháp này chưa thực sự đạt kết quả và kỳ vọng, mong muốn của người dân.

Dựa trên nhu cầu, và tính cấp thiết của người dân cũng như nguyện vọng từ chính quyền địa phương nơi đây, nhằm thích ứng với tác động của BĐKH chúng tôi đã xây dựng mô hình sinh kế “chăn nuôi khép kín Gà, Trùn, Phân (GTP) cho người dân. Mô hình đã nêu ra những ưu điểm, cách thức và phương pháp triển khai và một kế hoạch thực hiện rất cụ thể và chi tiết mang tính khả thi cao, có thể ứng dụng ngay cho người dân.

Hơn nữa, luận văn cũng đưa ra những khuyến nghị với các nhóm giải pháp tổng quát và trọng điểm trong 3 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản giúp chính quyền địa phương và người dân thích ứng được với tác động cực đoan của BĐKH

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đề tài là những hoạt động nghiên cứu trong thực tiễn, do đó kết quả trong luận văn là tài liệu tham khảo giúp các chuyên gia và  nhà nghiên cứu tiếp tục xây dựng các mô hình can thiệp phù hợp. Đặc biệt trong luận văn tác giả cũng xây dựng được một mô hình can thiệp cụ thể, mang tính khả thi cao, có thể được ứng dụng để triển khai thực hiện cho người dân trong thời gian tới. Đây cũng là một trong những biện pháp thay đổi sinh kế thích ứng với tác động của BĐKH góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội tại địa phương.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sinh

Biện pháp can thiệp và ứng dụng các mô hình sinh kế nhằm ứng phó với tác động của BĐKH cho người dân huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phan Nhu Dai - 2. Sex: Male

3. Date of birth: 06/02/1984 - 4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH; Dated 10/10/2011 by the headmaster of social science and Humanities University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Measures to support community livelihoods change cope with climate change Da Loc commune, Hau Loc district, Thanh Hoa province

8. Major: Social Work

9. Code: 60 90 01 01

10. Supervisors: Assoc Prof. Dr Trinh Van Tung - University of Social science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis has clarified the status of livelihood of the people present society Rhodes and extreme impact of climate change has hurt people's livelihoods. Past research has shown, the majority of people here are aware of the changes, and the manifestation of climate change. In particular, people are well aware of the extreme impacts of climate change to the livelihood of his family, livelihood sectors most vulnerable Cultivation and Breeding, and fishing - farming seafood. Meanwhile, here are the main livelihood activities to help the people here survive and grow.

Due to the extreme impact of climate change should the traditional livelihoods of the people here are no longer appropriate, the livelihood activities did not bring about economic efficiency - social people. This is also the reason most urgent urging people wishing to change the livelihoods of family to adapt to climate change impacts. The study results showed that people who want to change the livelihood activities in the field of crop and livestock production, in which 34% of people look forward to developing animal models closed

The thesis also pointed out measures to adapt to climate change impacts of local government and local people. However, these measures have not brought uniformity, and without the participation of a large response to the people. Mainly just spontaneous and personalized. Should result from these measures have not really achieved the expected results and the desire of the people.

Based on demands, and the urgency of the people as well as the aspirations of the local authorities here, to adapt to the impacts of climate change we have built models livelihood "closed breeding chickens, Earthworms, Classification (GTP) to people. The model has the advantages outlined, and methods how to deploy and implement a plan very specific and detailed high feasibility, can be applied immediately to the people.

Furthermore, the thesis is recommendations to the General and solutions in 3 key areas: Crop, livestock, fisheries and aquaculture to help local governments and people adapt with extreme impacts of climate change.

12. Practical applicability:

Results of the study are the results of activities in practice, so the thesis is the result of reference to help professionals and researchers continue to develop appropriate intervention models. Especially in the thesis authors also developed a specific intervention models, high feasibility, can be applied to implement for people in the future. This is a change in the livelihood measures to adapt to climate change impacts contributing to sustainable economic development in local society.

13. Further research directions:

Interventions and applications of livelihood patterns in response to climate change impacts for people Hau Loc district, Thanh Hoa province.

14. Thesis-related publications: None                                                     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây