TTLV: Sự chuyển biến trong chính sách “trung lập” của một số nước Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh.

Thứ ba - 22/07/2014 23:28

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: LÊ HỒNG VÂN;                             2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/08/1990

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2797/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)

7. Tên đề tài luận văn: Sự chuyển biến trong chính sách “trung lập” của một số nước Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh.

8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế;  Mã số: 60310206.

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Hồng Hạnh, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ 3 nội dung: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách ngoại giao trung lập; quá trình hình thành chính sách ngoại giao trung lập của các nước Châu Âu và Sự chuyển biến trong chính sách trung lập sau chiến tranh lạnh. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ những nhân tố tác động cùng với sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của một số quốc gia Châu Âu giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh.

Dựa trên bộ khung lý luận về quan hệ quốc tế và các vấn đề về chính sách đối ngoại trung lập. Luận văn đã chỉ ra được được ba yếu tố quan trọng : vị trí địa chính trị, sự công nhận của quốc tế và sự đồng thuận trong nước, góp phần quan trọng làm nên sự thành công của một chính sách trung lập. Đồng thời, thực tế nghiên cứu cho thấy, đây là chính sách được áp dụng chủ yếu tại các quốc gia vừa và nhỏ.

Thời kì chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong trật tự thế giới. Trật tự thế giới hai cực sụp đổ, các hoạt động liên minh liên kết ngày càng cao, các quốc gia trung lập đã không thể đứng ngoài xu hướng đó. Việc gia nhập đã tạo ra những khúc mắc và mâu thuẫn trong việc lý giải và duy trì tình trạng trung lập song các quốc gia trung lập đều đã khéo léo tìm cách điều chỉnh cũng như thuyết phục các cường quốc để chính sách của họ được số đông trong tổ chức chấp nhận.

Ngoài ra, xét về mặt bản chất, sự điều chỉnh trong chính sách của các quốc gia trung lập này trong giai đoạn hậu chiến tranh lạnh khiến cho chính sách trung lập hiện nay chỉ còn là trung lập tích cực và trung lập về mặt quân sự. Bằng chứng là việc các quốc gia trung lập này né tránh việc cam kết một cách rõ ràng và đầy đủ vào các khối liên minh quân sự như Khối Liên hiệp Bắc Đại Tây Dương NATO. Đồng thời, các quốc gia trung lập đều tập trung phát triển kinh tế cũng như tăng cường tiềm lực quốc phòng để đảm bảo tiếp tục duy trì tình trạng trung lập trước các sức ép từ bên ngoài.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luân văn đều có khả năng ứng dụng trong thực tiễn ngay từ thời điểm hiện tại. Kết quả thu được giúp tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin nguyên cứu về chính sách đối ngoại của các nước nói chung. Cụ thể hơn là chính sách  trung lập và một số quốc gia Châu Âu cụ thể. Luận văn cũng là tài liệu tổng hợp thông tin, đưa ra những đánh giá và nhận xét về các biện pháp điều chỉnh chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, các kết luận của luận văn đều được tổng hợp, phân tích, đánh giá từ các sự kiện lịch sử đáng tin cậy, xuyên xuốt trong một thời gian dài, vì vậy luận văn cũng sẽ góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam –EU, Việt Nam với từng quốc gia Châu Âu.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Dựa trên những kết quả nghiên cứu được từ luận văn, hướng nghiên cứu đề tài này có thể được mở rộng phân tích đường lối đối ngoại trung lập nói chung trong khía cạnh cơ sở lý luận và thực tiễn của các lý thuyết quan hệ quốc tế. Ngoài ra, đề tài có thể triển khai mở rộng thêm ra các quốc gia trung lập khác ở khu vực Châu Âu, hoặc các khu vực khác. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, do luận văn có số lượng đối tượng nghiên cứu tương đối nhiều, vì thế có thể khái quát được một cách tương đối toàn diện  nhưng lại có nhược điểm là chưa đi sâu làm rõ một cách chi tiết, tượng tận về từng quốc gia. Cũng chưa đưa ra được các dự đoán, giả thiết và khả năng cụ thể có thể xảy ra trong tương lai của các quốc gia trung lập. Do đó cần có các nghiên cứu tiếp theo, chuyên sâu hơn về các nội dung này.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

- Lê Hồng Vân & TS. Bùi Hồng Hạnh, Chính sách đối ngoại trung lập của Thụy Điển từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay, Tạp chí Đối Ngoại, số 1+2,2013.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: LE HONG VAN ............................ 2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/08/1990............................... 4. Place of birth: Hanoi, Vietnam.

5. Admission decision number: 2797/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 28th December 2012

6. Changes in academic process: .............................................................................................

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title:The changes of Neutral European countries after the Cold War

8. Major: International Relations ......................  9. Code: 60310206 ...............................

10. Supervisors: Dr. Bui Hong Hanh. .....................................................................................

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................

Thesis researched 3 contents: theoretic and practical basis of the neutral policy; the history of neutral European countries l’s foreign policy and the changes in policy after the Cold War. All of these clarify the overall of impact factors along with the change in the foreign policy of some European countries in the post-Cold War period.

Based on the theoretical framework of international relations and the issues of foreign policy neutrality, thesis has been shown to be three important elements: the geopolitical position, the recognition of international and domestic consensus. These makes an important contribution to the success of a neutral policy. At the same time, practical studies show that this policy is applied mainly in the small and medium countries.

The end of Cold War made a major change in international relations. The international coalition activities are increasing, the neutral countries are not able to stay out of that trend. As a result, there are many questions about the impasses and contradictions in the interpretation and maintain neutral status. However, the neutral nations have sought to cleverly adjust as well as improve powers to convince their policies to be accepted.

The adjustment of the national policy of neutrality in the Cold War period led to the current neutrality policy is only militarily neutral. They all avoided committing clearly and fully in the military alliance as the Commonwealth of NATO's North Atlantic. At the same time, the neutral country focused on economic development as well as strengthening the defence capability to ensure continued neutral state before the external pressure.

  1. Practical applicability, if any:       

The research results of thesis have practical applicability right away. The result enhances database construction, materials research information about the foreign policy of other countries, specifically, a neutral policy and some specific European countries. It also synthesizes information, evaluates and makes comments on the measures to regulate foreign policy. In addition, the conclusions of thesis originate from the reality historical events so it will also contribute to the promotion of the development of the relationship between Vietnam-EU, Vietnam each European country.

  1. Further research directions, if any:          

Based on the results from research thesis, this issue can be extended the analysis of the neutrality foreign policy within the framework of international relations theory. In addition, the research directions can choose other neutral countries in the European region, or other regions. Last but not least, because a number of neutral countries studied are many, it not only creates a relatively comprehensive, but also not deeply clarifies details, objects of each country. Moreover, the thesis has not provided projections, assumptions and specific capabilities that may occur in the future of the neutral country. Therefore there should have further research, in-depth about this content.

15. Thesis-related publications: ..............................................................................................

 - Hong Van Le & Hong Hanh Bui, (2013), The Sweden’s neutral foreign policy from the World War I to now”, Foreign Affairs Magazine.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây