TTLV: Đánh giá việc áp dụng chuẩn mực khoa học trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay

Thứ ba - 29/07/2014 23:28

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: ĐỒNG THỊ PHƯƠNG ANH

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/7/1986

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không có

7. Tên đề tài luận văn: “Đánh giá việc áp dụng chuẩn mực khoa học trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay”

8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 72

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Cao Đàm, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện Chính sách và Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trong xã hội hiện nay đều tồn tại những chuẩn mực chung mang tính toàn xã hội. Tuy nhiên mỗi nhóm xã hội, mỗi địa vị xã hội đều có những chuẩn mực riêng biệt và cộng đồng khoa học cũng không nằm ngoài điều đó. Thực tế trong cộng đồng này tình hình lệch chuẩn diễn ra khá phổ biến, trong cái lệch chuẩn ấy có khi là người ta vô ý thức, thiếu kiến thức, thông tin mà lệch chuẩn, cũng có khi là người ta có ý thức, có tính toán, cố tình lệch chuẩn. Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần phải nhận diện các lệch chuẩn và đưa khuyến nghị bổ sung vào các văn bản quy phạm pháp luật góp phần điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn. Đưa ra một nghiên cứu đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực khoa học đã được thừa nhận trên thế giới vào hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay như thế nào. Việc áp dụng chuẩn mực khoa học trong hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay đều lệch chuẩn so với năm chuẩn mực khoa học được Robert K. Merton đưa ra. Điều này được thể hiện qua những mặt sau: đề tài được đánh giá theo cấp hành chính, thành tích khoa học của người nghiên cứu căn cứ vào cấp đề tài, tiêu chuẩn bổ nhiệm chức vụ khoa học và trong việc nghiệm thu đề tài nghiên cứu.

Để điều chỉnh lại những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần đề ra những biện pháp để giải quyết như: Cải tiến cách đánh giá công trình nghiên cứu, đánh giá trên bản chất công trình chứ không đánh giá trên tạp chí mang nó, không đánh giá theo cấp hành chính như hiện nay. Đánh giá công trình nghiên cứu phải đánh giá đồng thời cả kết quả nghiên cứu và hiệu quả nghiên cứu. Xây dựng một mô hình hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: đưa ra kiến nghị để bổ sung vào văn bản quy phạm pháp luật để góp phần cải tiến lệch chuẩn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Phân tích những lệch chuẩn trong Luật Khoa học và Công nghệ

- Đề xuất các biện pháp để chấn chỉnh những hành vi lệch chuẩn trong hoạt động của các tổ chức Khoa học và Công nghệ ở Việt Nam hiện nay

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name :         DONG THI PHUONG ANH

2. Sex:                    Female

3. Date of birth:      30/07/1986                                

4. Place of  birth:    Hai Phong

5. Admission decision number:   1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Dated 14 Oct 2009 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University-Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title:

“Evaluating the application of scientific norm in science and technology organizations in Vietnam”

8. Major: Science and Technology Management                  9. Code: 60 34 72

10. Supervisors: Prof, Dr. Vu Cao Dam, Head of the council of researching and training, The Institute of Policy and Management, University of Social Sciences and Humanities Hanoi, Vietnam National University-Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

In today's society there are common standards in cosmopolitan society. However, every social group, every social status have separate standards and the scientific community is no exception to that. In fact, in this community the standard deviation situation is pretty popular, in the standard deviation is that when people are unconscious or lack of knowledge and information but still deviated the standards, even if they are conscious, deliberate, but intentional standard deviation. To solve this problem we need to identify and make recommendations standard deviation added to the legal text and contribute to adjust deviant behavior. Putting out a study to evaluate the application of scientific standards recognized worldwide operations of the organization of science and technology in Vietnam is like. The application of scientific standards in the operation of the Science & Technology organizations in Vietnam are now compared with five standard deviation standard science Robert K. Merton was launched. This is reflected in the following aspects: the subject was assessed according to the administrative level, the achievements of scientific of researchers based on the topics level and standards of scientific appointment and subject to acceptance research.

To adjust the standard deviation of the behavior we need to set out the measures to solve as: Improved the researches assessment and evaluation on the nature of the assessment process rather than carrying it on magazines, not administrative assessment under the current level. Assessment study needs to simultaneously evaluate research results and research efficiency. Build an effective model of scientific research activities.

12. Practical applicability: making recommendations to supplement the legal documents to help improving the standard deviation.

13. Further research directions:

- Analyze  the standard deviation of the Law on Science and Technology

- Propose measures to correct deviant behavior in activities of the Science and Technology organizations in Vietnam today.

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây