TTLV: Chính sách giáo dục của Anh ở Malaya (1874 - 1941)

Thứ ba - 13/12/2016 20:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Hoàng Phan Hạnh Hiền                      

2. Giới tính:  Nữ

3. Ngày sinh: 1/12/1991

4. Nơi sinh:  Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH  Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Chính sách giáo dục của Anh ở Malaya (1874 - 1941)

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới               Mã số: 60.22.03.11

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lý Tường Vân, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Dưới chế độ thực dân, giáo dục là nội dung đặc biệt quan trọng của các chính quyền trong chương trình cai trị thuộc địa. Luận văn lựa chọn vấn đề nghiên cứu là chính sách giáo dục của Anh ở Malaya giai đoạn từ năm 1874 khi thực dân Anh chính thức thiết lập chế độ cai trị, đến khi Malaya bị Nhật Bản chiếm đóng năm 1941. Bằng phương pháp tiếp cận lịch sử và xã hội học lịch sử, luận văn một mặt chỉ ra đặc tính đa nguyên trong xã hội Malaya truyền thống, mặt khác phân tích chính sách giáo dục của thực dân Anh - nằm trong hệ thống chính sách “chia để trị” - mang tính thực dụng và đặc biệt hữu hiệu đối với trường hợp Malaya đa nguyên. Lợi dụng đặc điểm đa dạng tộc người (gồm người Malaya bản địa và các tộc người nhập cư trong đó chiếm đa số là người Hoa, người Ấn) và sự cách biệt lớn giữa các tộc người về tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ, văn hóa, cách biệt cả về địa bàn sinh sống và vai trò của từng tộc người trong nền kinh tế v.v,  chính sách giáo dục của thực dân Anh  tập trung vào mục tiêu nhấn mạnh sự khác biệt giữa các nhóm tộc người và duy trì đặc tính riêng biệt của từng nhóm, nhằm ngăn chặn sự đoàn kết, thống nhất của các tộc người trong việc chống lại chính quyền thực dân. Hai chương chính của Luận văn đã phân tích chính sách giáo dục của chính quyền Anh đối với từng tộc người trước hết được phân theo phương tiện ngôn ngữ: giáo dục bằng tiếng Malay cho người Malay bản địa, giáo dục bằng tiếng Hoa cho người Hoa nhập cư và giáo dục bằng tiếng Tamil cho người Ấn Độ. Luận văn đồng thời chỉ ra, ngay cả đối với cộng đồng người Malay bản địa, thực dân Anh cũng áp dụng “chính sách giáo dục kép” với nền giáo dục tinh hoa cho giới quí tộc và nền giáo dục thuần nông cho giới bình dân. Bên cạnh đó là những qui định cụ thể cho từng loại hình trường với các mức độ ưu tiên khác nhau dành cho các tộc người xét trong mối tương quan với lợi ích thực dân của Anh tại Malaya. Trong phần Nhận xét và Kết luận, Luận văn nêu lên những hệ quả của chính sách giáo dục thực dân đối với xã hội Malaya thời kỳ thuộc địa, Luận văn cũng bước đầu so sánh chính sách giáo dục của Anh ở Malaya và của Pháp ở Việt Nam (qua trường hợp Bắc Kỳ). Qua đó, Luận văn cung cấp thêm những cơ sở lịch sử, xã hội để góp phần lý giải khoa học hơn về sự khác nhau trong con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như con đường phát triển sau độc lập của hai quốc gia.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:  

Tại Việt Nam, nghiên cứu về Malaya/Malaysia còn rất ít, trong đó vấn đề chính sách giáo dục của thực dân Anh ở Malaya càng chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa có góc nhìn toàn diện. Do đó, Luận văn với những kết quả nghiên cứu trên đây sau khi được bảo vệ có thể làm tư liệu học tập và tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về Malaya/Malaysia ở Việt Nam trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Tác giả Luận văn mong muốn được tiếp tục đi sâu nghiên cứu những chuyển biến về tư tưởng chính trị-xã hội của cộng đồng người Malay (cả giới bình dân và giới quí tộc) và của các cộng đồng nhập cư người Hoa, người Ấn cùng sự đóng góp của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho Malaya.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Hoang Phan Hanh Hien             2. Sex: Female

3. Date of birth: 01/12/1991                           4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: No.2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH, dated 30th  December 2013 by President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: British Educational Policies in Malaya (1874 – 1941).

8. Major:  History of World                             Code: 60.22.03.11

9. Supervisors: Ph.D. Ly Tuong Van, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

Under the colonial regime, education was particularly important content of the colonial government rule policies. Thesis has selected research issue of educational policy in Malaya from 1874 when the official British colonial rule set, to the Japanese occupation of Malaya in 1941. By historical approach and historical sociology method, on one hand, thesis has pointed out features of pluralism in traditional Malaya society, on the other hand, has analysised education policy of the colonial British - in the  "divide and rule" policy system  - was pragmatic and extremely useful in the case of plural society in Malaya. Taking advantage of the characteristics ethnic diversity (including indigenous Malay and immigrant communities of which the majority are Chinese, Indian) and the large gap between the religious, beliefs, linguistic, cultural and separated residence localities and roles of each ethnic group in the economy, etc.,  British colonial education policies focused on objectives to emphasizing the differences between ethnic groups, and maintain the specific characteristics of each group, to prevent the solidarity and unity of ethnic groups to against the colonial government. Two main chapters of the thesis analysed the educational policy of the British government for each ethnic group is firstly classified by language: Malay for indigenous Malays, Chinese for immigrant Chinese and Tamil for Indians. Thesis also pointed out, even for indigenous Malay community, the British also applied "dual education policy" with a elite education for the nobility and agricultural education for commoner. Besides the specific rules for each type of school with different priority levels for all groups in relation to the colonial interests of the British Malaya. In the Discussion and Conclusions, thesis raised the consequences of colonial education policies for Malaya society in that period, and the first step also compares the educational policy of the French with British in Malaya through North Vietnam case. Thereby, the thesis provides additionally basics of history and society to contribute to more scientific explanation in the differences of the way the struggle for national independence as well as the future development path of two independent states.

11. Practical applicability, if any:

In Vietnam, the study of Malaya / Malaysia is very limited, and education policy issues of British colonialism in Malaya has not been studied in a systematic way and has not had comprehensive perspective. Therefore, the thesis with such findings may  become useful learning materials and reference for Malaya / Malaysia studies in Vietnam in the coming time.

12. Further research directions, if any:

Author wishes to continue to study in depth for the changes in the political-ideological society of the Malay community (both commoner and elite) and the immigrant communities like Chinese, Indian and their contribution in the struggle for Malaya independence.

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây