TTLV: Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói

Thứ năm - 08/12/2016 21:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Hậu               

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/02/1990

4. Nơi sinh:  Châu Giang – Duy Tiên – Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học           Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng trẻ chậm nói trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay, đề tài nghiên cứu các đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chúng tôi có các kết quả sau:

Về mặt lý luận: Đặc điểm giao tiếp của trẻ được phản ánh qua: giao tiếp bằng cơ thể (dáng điệu cơ thể, sự biểu lộ của khuôn mặt, ánh mắt, điệu bộ cử chỉ...), giao tiếp bằng các loại hình họa tính (chữ viết, hình ảnh, các bức vẽ...) và bằng các loại hình không gian (đồ vật được sử dụng mang tính biểu trưng...). Lời nói có vị trí quan trọng nhất đối với sự phát âm và thể hiện trong quá trình giao tiếp đó. Đối với trẻ chậm nói, đặc điểm giao tiếp vẫn được phản ánh trên các phương diện này, tuy nhiên trẻ chậm nói có sự thiếu hụt nghiêm trọng trong đặc điểm giao tiếp sử dụng lời nói trong quá trình tương tác xã hội. Hiện nay, chúng ta chưa thể xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến chậm nói là gì, tuy nhiên các kết quả của các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng chậm nói thường đi kèm với các thiếu hụt đặc hiệu về ngôn ngữ và liên quan đến các yếu tố di truyền, môi trường gia đình và môi trường học tập.

Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu 4 trường hợp trẻ chậm nói, chúng tôi phát hiện ra các đặc điểm giao tiếp của trẻ chậm nói như sau: giảm thiểu trong khả năng nhận thức, hạn chế sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ như kéo tay người khác, thể hiện nét mặt cảm xúc… để thể hiện nhu cầu của bản thân. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình giao tiếp của trẻ chậm nói có thể kể đến: tiền sử gia đình có bố mẹ chậm nói, sự thiếu hụt trong những năm đầu đời của  hoạt động tiếp xúc gần gũi như trong các trò chơi, cười đùa, bồng ẵm…, thiếu môi trường tiếp xúc với bên ngoài, sử dụng giao tiếp một chiều (xem tivi, ipad) quá 5h/ngày…  Các kết quả về mặt thực tiễn được dựa trên hai phương pháp chính là: phương pháp quan sát và phương pháp hỏi chuyện lâm sàng.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người làm công tác giảng dạy, những người làm công tác can thiệp, trị liệu ngôn ngữ, tâm lý cho trẻ chậm nói; trên cơ sở đó, có thể xây dựng các kế hoạch can thiệp phù hợp từng cá nhân trẻ chậm nói.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu đề tài sâu hơn nữa các yếu tố tới quá trình giao tiếp của trẻ chậm nói ở những vùng miền địa phương khác nhau tại Việt Nam.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Hau                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 05th   Februaly 1990           4. Place of birth: Chau Giang - Duy Tien – Ha Nam

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH on December 31, 2014 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University 

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Characteristics of communication in Children with Speech Delay

8. Major: Psychology                                 Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Associate Pro, Dr. Tran Thu Huong, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University – Hanoi.

10. Summary of the thesis’s findings:

On the basis of theoretical and practical researches on children with speech delays in the world and Vietnam, this project investigates the characteristics of communication  among children with delayed speech in Hanoi city. We have the following results:

In theory: Features of children's communication are reflected in body language (posture, facial expression, eye contact, gestures, etc.), graphic communication (text, photographs, drawings, etc.) and spatial objects (symbolic objects, etc.). Words have the most important position in the pronunciation and expression in this communication process. For children with speech delay, these communication characteristics are still detectable, but they have serious deficiencies in using verbal communication during social interactions. Currently, we have not determined the exact cause of speech delay, however, the result of scientific research suggests that slow to speak is often accompanied with specific deficits in language, genetic factors, family environment and learning environment.

Practically, after examining the case study of four children with speech delay, we discovered that communication characteristics among these children include: cognitive deficiency, limited use of language in communication, popular use of non-verbal communication such as dragging someone’s arm, facial expressions to express one’s demand. Several objective and subjective factors that influence communication of children with speech impairment are parents’ history of speech development issues, limited intimate interactions in early childhood, lack of social interactions, one way communications such as watching TV, IPad more than 5 hours/day. These results were based on two main methods: observation and clinical interview.

11. Practical applicability:

The results of this thesis will be useful references for those who do the teaching, the work of intervention, speech therapy, psychology of children with speech impairment. On that basis, we can develop intervention plans that fit each individual children with speech delay.

12. Further research directions:

If times and conditions allow, we will conduct the research more intensively, examining the impacts of communication process to the speech developmental delays among young children from different areas of Vietnam.

13. Thesis-related publications

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây