TTLV: Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ sức mạnh mềm

Thứ hai - 21/12/2015 20:58

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Giao Thủy                                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/06/1967

4. Nơi sinh: Đà Nẵng

5. Quyết định công nhận học viên số: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 06/08/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ sức mạnh mềm

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                                         Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nam TiếnKhoa Quan hệ Quốc tế - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

1. Sức mạnh mềm (Soft Power) là khả năng đạt được điều mình mong muốn thông qua sức hấp dẫn của các giá trị, chủ yếu và quan trọng là các giá trị văn hóa. Có thể nói, trong quan hệ quốc tế, sức mạnh của mỗi quốc gia sẽ được xác định bằng nhiều nhân tố trong đó không thể không kể tới vai trò của văn hóa, một trong những công cụ để thực hiện Sức mạnh mềm. Bước vào thế kỷ XXI, các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải vận dụng ngoại giao văn hóa như một công cụ hữu hiệu của Sức mạnh mềm để khẳng định hình ảnh của đất nước mình trong cộng đồng quốc tế.

Đối với Việt Nam, ngoại giao văn hóa đã xuất hiện và tồn tại từ lâu đời trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, ngoại giao văn hóa được Việt Nam quan tâm nhiều hơn, là một trong những nét đặc trưng của ngoại giao thế kỷ XXI. Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay, đối thoại, giao lưu, hợp tác là một trong những phương tiện hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nền văn hóa dân tộc và quan trọng nhất ngoại giao văn hóa ngày nay được xem như là sức mạnh mềm không thể thiếu của Việt Nam trong sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Dựa trên nền tảng nền văn hóa lâu đời, được thừa kế từ di sản lịch sử dân tộc, cùng khả năng tạo dựng “sức mạnh mềm”, trong quá trình Đổi mới và hội nhập khu vực - quốc tế, Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngoại giao văn hóa trong quá trình xác định lợi ích quốc gia, và có những hành động cụ thể thúc đẩy hình thức ngoại giao tích cực và hiệu quả này.

2. Việt Nam, một đất nước có nền lịch sử văn hiến hàng nghìn năm, dân tộc Việt Nam rất hòa hiếu, cần cù, sáng tạo trong dựng nước, dũng cảm, quyết thắng trong giữ nước. Trong quá trình lịch sử lâu dài đó, Việt Nam đã sớm biết dùng ngoại giao văn hóa như một sức mạnh để hòa giải nhiều thành công trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, ngoại giao văn hóa của Việt Nam được xác định là một trong ba trụ cột của ngoại giao quốc gia. Các hoạt động ngoại giao văn hóa đã và đang được tiến hành thường xuyên, toàn diện và không ngừng đổi mới. Trong bối cảnh quốc tế mới, Việt Nam đã chủ động triển khai mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao văn hóa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong các thành tựu chung của đất nước trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, các hoạt động văn hóa đối ngoại chính trị, kinh tế, ngoại giao công chúng, ngoại giao nhân dân... đã góp phần quan trọng vào công cuộc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; tranh thủ những điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế, những nguồn lực bên ngoài phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng.

Thực tế cho thấy, ngoại giao văn hóa đã góp phần quan trọng để Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ ngoại giao một cách thuyết phục, hiệu quả. Các hoạt động ngoại giao văn hóa được triển khai nhiều trên cấp độ, ngành, lĩnh vực và phương diện, từ các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước đến các hoạt động đối ngoại của nhân dân, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đã tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước, góp phần thiết thực vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

 3. Đến nay, mặc dù đã có nhiều sự đầu tư nhưng việc triển khai thực hiện ngoại giao văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn vẫn chưa đồng bộ. Khó khăn lớn nhất là nhận thức về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa chưa đồng đều ở các cấp Bộ, Ngành, địa phương nên Chiến lược Ngoại giao văn hóa còn chưa được triển khai một cách đồng bộ. Thứ hai là sự phân công, phối hợp công tác giữa các cơ quan liên quan đôi khi còn chồng chéo, chưa thật sự chặt chẽ, nhịp nhàng để có thể tạo nên sức mạnh tổng hợp và hiệu quả cao. Thứ ba là nguồn lực dành cho ngoại giao văn hóa còn hạn chế, nên khó tổ chức được nhiều hoạt động thực sự có tầm vóc, để lại tiếng vang và tạo hiệu quả lớn trên trường quốc tế.

Với sự ra đời của Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 14/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong thời gian tới, nhân tố văn hóa cũng như ngoại giao văn hóa sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ ngoại giao một cách nhân văn, thuyết phục, hiệu quả. Được triển khai trên nhiều cấp độ, ngành, lĩnh vực và phương diện, từ các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước đến các hoạt động đối ngoại của nhân dân, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa đã tích cực quảng bá hình ảnh Việt Nam, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước góp phần thiết thực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thai Giao Thuy             2. Sex: Female

3. Date of birth: June 14, 1967                       4. Place of  birth: Da Nang – Viet Nam

5. Admission decision number: 1502/2012/QĐ-XHNV-SĐH, Dated 06/08/2012, by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Vietnam’s Cultural International Relations from the view of Soft Power

8. Major: International Relations                      Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Associate Professor and Dr. Tran Nam Tien, Department of International Relations – University of Social Sciences and Humanity – Ho Chi Minh National University

10. Summary of the findings of the thesis:

1. Soft Power is an ability to have what you need be means of the attraction of values – most importantly cultural values. Possibly, in International Relations, a nation’s power is defined by many factors, one of which is the role of culture, one of the tools to make Soft Power. In the 21st century, both big and small countries use cultural diplomacy as an effective tool of Soft Power to present the coutry’s image to the world.

To Vietnam, cultural diplomacy has been existed for a long time in the country’s history of diplomacy. However, after the Cold War ended, Vietnam cared more about cultural diplomacy, which is one of the significant features of the 21st century’s diplomacy.

During the development and the intergration of the country, conversation, exchange and cooperation are among those effective means to protect and develop the country’s culture and most importantly, cultural diplomacy today is considered as indispensable soft power of Vietnam. Based on the long-running cuture which is inherited from the country historical heritage together with the ability to create the soft power in a period of change and integration both regionally and internationally, Vietnam has been aware of the important role of cultural diplomacy in the process to determine the country’s interests and has carried out specific actions to promote this positive and effective way of diplomacy.

2. Vietnam has a history of thousands of years of civilization and the Vietnamese people are friendly, industrious, creative, and brave. During the history Vietnam has used cultural diplomacy as its strength to successfully reconcile differences in international relations. Today cultural diplomacy is considered as one of the three main diplomatic policies of the country.

Cultural diplomacy activities have regularly been proceeding and have been renewed. In the new world’s scene, Vietnam has taken control in cultural diplomacy activities and gained important accomplishments.

Of all the country’s achievements in the process of change and international integration, activities in culture, political and economical diplomacy and public relations have contributed greatly to the peace-keeping process, the security, the protection of the whole country.

Reality has shown that cultural diplomacy has played a principal role in helping the country complete its diplomatic responsibilities convincingly and effectively. Activities in cultural diplomacy have been carried out in many aspects from the Party’s and Government’s diplomatic activities to the people’s diplomatic activities. Together with political and economical diplomacy, cultural diplomacy has boosted the country’s image and improved the position and international reputation for the country.

Although there have been many investments so far, the deployment of cultural diplomacy has met with difficulty. The major difficulty is the lack of uniformity of awareness of the importance of cultural diplomacy in different State’s offices. The second reason is the division and the work cooperation is not close enough to get the highest effect. Third is the resource for cultural diplomacy is limited, so it’s hard to hold world-level stature.

With the birth of “the strategy of cultural diplomacy until the year 2020”, issued according to decision 208/QĐ-TTg on February 14, 2011 by the Prime Minister of the State of Republic Socialist of Vietnam, cutural factors as well as cultural diplomacy will play an important role so that Vietnam can accomplete its diplomatic responsibilities humanely, persuasively and effectively. Deployed in different levels, fields and aspects from the Party’s activities, the State’s activities to people’s diplomatic activities, together with politic and economic diplomacy, cultural diplomacy has widely advertised Vietnam’s image, enhanced the country’s position and international prestige and contributed to the protection, construction and development of the country.

11. Practical applicability: 

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây