TTLV: Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em

Thứ tư - 21/05/2014 23:30

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Ngô Thị Hà                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 16/05/1986

4. Nơi sinh: Liêm Chính- Phủ Lý- Hà Nam

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ/ XHNV-SĐH ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội; Mã số: 603180

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Khanh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Trên bình diện lý luận, luận văn chỉ ra rằng: Quan hệ qua lại giữa CM với HSTHCS trong các lĩnh vực HT, VC và QHBB là sự tác động qua lại lẫn nhau thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng, ứng xử của CM đối với con cái (HSTHCS) và sự phản ứng đáp lại của con cái đối với tác động của CM diễn ra trong cuộc sống chung hàng ngày, qua đó góp phần hình thành và phát triển nhân cách của cả hai phía

Nghiên cứu chỉ ra rằng:

- Nhân cách của học sinh THCS chỉ được hình thành và phát triển tốt đẹp khi các hoạt động HT, VC và QHBB của các em được CM và các nhà giáo dục khác tổ chức trong sự phối hợp hài hòa cân đối và có kế hoạch nhịp nhàng, hợp lý, lấy hoạt động học tập làm trung tâm, các hoạt động VC và QHBB phải xoay quanh phục vụ đắc lực cho hoạt động HT. Xây dựng tốt mối quan hệ qua lại giữa CM và học sinh THCS trong các lĩnh vực HT, VC và QHBB có vai trò, vị trí và ý nghĩa sống còn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ ở lứa tuổi này, cần được các nhà giáo dục nói chung và các bậc CM nói riêng đặc biệt quan tâm.

- Quan hệ CM- học sinh THCS được đánh giá gián tiếp qua biểu hiện của nó ở bầu không khí tâm lý gia đình (hòa thuận, đầm ấm, vui vẻ hoặc bất hòa, xô xát, căng thẳng…) trong khi CM tác động tới con cái và phản ứng đáp lại của học sinh THCS

Trên bình diện nghiên cứu thực tiễn luận văn chỉ ra rằng:

- Trong mối quan hệ CM- học sinh THCS kiểu tác động 1 (tôn trọng, tin tưởng, bình đẳng) được đa số các vị phụ huynh thường xuyên sử dụng nhất. Ở đây có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc sử dụng kiểu tác động này giữa các vị PH khu vực thành thị và khu vực nông thôn, nhưng điều đó không xảy ra trong việc sử dụng kiểu tác động 2 (cứng rắn, nghiêm khắc, bắt con phục tùng vô điều kiện) giữa các vị phụ huynh này. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong quá trình giáo dục con cái, các vị PH không chỉ sử dụng thường xuyên một kiểu tác động duy nhất nào đó mà tùy thuộc vào sự diễn biến của tình huống giáo dục các vị PH thường sử dụng xen kẽ giữa các kiểu tác động giáo dục, trong đó nổi lên kiểu tác động 1 được các vị thường xuyên sử dụng nhất.

- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giữa kiểu tác động 1 (tôn trọng, bình đẳng, tin tưởng) của CM và phản ứng đáp lại của học sinh THCS trên cả ba lĩnh vực HT, VC và QHBB có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo chiều thuận, mối quan hệ này diễn ra khá mạnh (r= 0,2 đến 0,6; p= 0,00; p<0,05). Trong khi đó ý muốn của CM trong kiểu tác động 2 lại bị con cái phản ứng đáp lại  dưới nhiều hình thức chống đối khác nhau.

- Cuối cùng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khẳng định rằng, mối quan hệ qua lại giữa CM- học sinh THCS trong các lĩnh vực HT, VC và QHBB là chưa hoàn toàn tích cực (tích cực xen kẽ tiêu cực, trong đó xu hướng tích cực chiếm ưu thế hơn). Điều đó chứng tỏ giả thuyết khoa học của chúng tôi nêu lên từ đầu đã được chứng minh là đúng đắn.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Ngo Thi Ha                            2.  Sex:  Female

3. Date of birth:  19/05/1986                        4. Place of  birth: Ha Nam

5. Admission decision number: 1883/QĐ/ XHNV-SĐH  Dated: 21/10/2010

6. Changes in academic process: .............................................................................................

7. Official thesis title: The reciprocal relationship between junior students and their parents in some basic activities of children age.

8. Major: Social Psychology .Code: 603180

9. Supervisor: Associate Professor- Doctor Le Khanh – Department of Psychology –University of Social Sciences and Humanities, Hanoi

10. Summary of the findings of the thesis: ............................................................................

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

Base on the argument aspects, the essay shows that:

            - The reciprocal relationship between the parents and the children in some activities: studying, relaxing, friend relationship is the reciprocal impact through attitude, action, manner, speaking, and behaviour of the parents with their children and the reaction of the children with their parents’ influence in daily life, so it contributes creating and developing personality of both sides.

            - Personality of junior students was created and developed in a good way only when their activities of studying, relaxing, friend relationship are organized in a harmonious combination and in a suitable plan, studying is the main activity, relaxing and friend relationship is an efficient support for studying activity. Building a good reciprocal relationship between the junior students and their parents play an important role in create and develop personality of the children in this age, the graduators and parents need to pay attention carefully.

            - When the parents have influence on their children, the children react, the relationship between the junior students and their parents is directly shown in family atmosphere (peaceful, warm, happy or being argument, stressful...)

Base on the real aspects, the essay shows that:

       - In relationship between parents and junior students, the impact number 1 (respect, belief, equal) is the most popular one applied by the parents. The parents in the city and the parents in the countryside apply this one in a different way, but it does not happen between them with the impact number 2 (hard, strict, and obeyed without conditions. The research also states that during the process of educating, the parents always use one way only. Depending on the developing of situation, the parents use both ways alternatively, and the first impact is used the most.

         - The result of the research also states that the parents use the impact number 1 on the children in three sides: studying, relaxing and friend, it has close relationship together. This relationship happens strongly ((r= 0,2 ~ 0,6; p= 0,00; p<0,05). Meanwhile, the intent of the parents in the impact 2 is reacted in many different protests.

        - Finally, our research states that the relationship between parents and junior students in studying, relaxing, friend relationship is not positive totally (negative and positive, positive is more than negative). It means that our scientist supposition which we bring up from the beginning is right.

11. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

12. Further research directions, if any: ..................................................................................

13. Thesis-related publications: ..............................................................................................                                                   

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây