TTLV: Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý

Thứ năm - 01/12/2016 20:38

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Vũ Thị Nga     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/11/1992              

4. Nơi sinh: Đô Kỳ  – Đông Đô – Hưng Hà – Thái Bình

5. Quyết định công nhận học viên sốP: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học             Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Thị Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của những nhà tâm lý học thực hành trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đề tài nghiên cứu các mặt biểu hiện của đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý như nhận thức và hành vi đạo đức của các nhà tâm lý học thực hành trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý, sự tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý học thực hành. Trong đó, ngoài yếu tố nhận thức thì các yếu tố về đào tạo, giám sát chuyên môn và một số các yếu tố xuất phát từ thực trạng nghề nghiệp như: chưa có bộ quy điều đạo đức chuẩn của ngành tâm lý tại Việt Nam cũng có tác động không nhỏ đến đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý của các nhà tâm lý học thực hành.  Đồng thời, đưa ra các biện pháp hình thành, thúc đẩy nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý và góp phần giảm thiểu hành vi vi phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ sở đào tạo, thực hành tâm lý nói chung và bản thân những nhà tâm lý học thực hành nói riêng để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và và dịch vụ tâm lý ở khía cạnh đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý.

12.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn nữa về sự tác động của đạo đức trong mối quan hệ trợ giúp tâm lý đến thành công của hoạt động tham vấn, Trị liệu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Vu Thi Nga                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 15th November 1992           4. Place of birth: Đo ky -  Đong Đo – Hung Ha – Thai Binh

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH on December 31, 2014 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The ethics of relationship support psychological

8. Major: Psychology                                 Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Pro, Dr. Tran Thi Minh Duc, Hanoi University of Social Science and Humanity.

10. Summary of the thesis’s findings:

On the basis of theoretical research and the ethics of psychological support of community psychologists in Hanoi city in reality, this research works on the expression aspects of ethics of psychological support such as ethical awareness and behaviour of community psychologists, the impact of the subjective and objective elements on ethics of psychological support of community psychologists. In which, aside from own awareness; professional training, supervision and other actual job situations: Code of Ethics for applied psychology in Vietnam are not available are a powerful impact factors on ethics of psychological support of community psychologists. At the same time, this thesis also gives measures of forming, pushing to improve ethical awareness in psychological support of community psychologists and to reduce ethical violations in Hanoi city.

11. Practical applicability:

Research results of the thesis are useful references for training facilities in general and community psychologists in particular to devise suitable solutions to enhance training quality and ethical aspects of psychological services.

12. Further research directions:

Within realm of possibility, we will research more deeply the impact of ethics of psychological support to applied psychology and to the effectiveness of consultation and therapy services.

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây