Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Phải
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 16/08/1990
4. Nơi sinh: xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 60.31.03.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Hồng Hải, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã”, chúng tôi xin đưa ra một vài kết luận như sau:
Từ sau thời kì đổi mới đất nước, nhất là từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có sự thay đổi toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Sự chuyển biến của các lĩnh vực kinh tế, xã hội đã tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng. Trong bối cảnh đó, các hoạt động tôn giáo, dịch vụ tôn giáo nói chung, nhu cầu sản xuất, buôn bán và sử dụng hàng mã nói riêng có điều kiện thuận lợi để “hồi sinh” và phát triển trở lại.
Những phân tích chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã của hai gia đình tại thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong cho thấy, việc sản xuất và tiêu thụ hàng mã trên thị trường hiện nay rất đa dạng và khá phức tạp. Tuy nhiên, đặc điểm chung là theo xu hướng ngày càng chuyên môn hóa. Nghiên cứu việc sử dụng hàng mã ở thôn Quang Trung nói riêng, xã Hữu Văn Nói chung cho thấy, hàng mã hiện được sử dụng nhiều hơn vào các sinh hoạt tôn giáo của người dân, đặc biệt vào các ngày, nghi lễ truyền thống. Bên cạnh đó, kích thước, mẫu mã và chất lượng hàng mã người dân ở đây mua cho người âm, thần thánh cũng đa dạng. Đối tượng được người trần “gửi” hay “biếu” hàng mã cũng rất đa dạng, trong đó nhiều hơn cả là tổ tiên và một số vị thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống.
Hàng mã có giá trị và vai trò khá quan trọng trong đời sống tâm linh và đời sống xã hội của người Việt Nam hiện nay. Vật phẩm tôn giáo này thể hiện truyền thống ân nghĩa không chỉ của người sống đối với người chết và thần thánh, mà còn giữa người sống đối với người sống. Điều đó bắt nguồn từ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã ăn sâu vào nếp sống của người Việt Nam. Cho nên, hàng mã không thể thiếu trong các nghi lễ tôn giáo, nhất là trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, hàng mã còn là vật phẩm tạo nên tính thẩm mỹ và sự tôn nghiêm tại những không gian thiêng, góp phần tạo dựng “một thế giới thực” cho người dự lễ theo cách tưởng tượng của họ; cũng là một biểu tượng thể hiện địa vị xã hội và điều kiện kinh tế của người sử dụng; mong muốn nhận lại sự che trở, phù hộ từ linh hồn tổ tiên và thần thánh.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Phạm Văn Thành và Nguyễn Văn Phải (2015), “Kết quả và khuynh hướng nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam qua một số nguồn tư liệu”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 (139), tr. 100-116
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Van Phai 2. Sex: Male
3. Date of birth: August 16th, 1990 4. Place of birth: Nam Phuong Tien Commune, Chuong My District, Hanoi City
5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, dated December 31st, 2014 by Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Supply chain and consumption of votive objects (A case study in some households in Yen Coc Hamlet, Hong Phong Commune, Chuong My District, Hanoi City)
8. Major: Anthropology Code: 60.31.03.02
9. Supervisor: Assoc.Prof.Dr. Dinh Hong Hai, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
Through studying and researching on the title “Supply chain and consumption of votive subjects”, we would like to give some conclusions as follows:
Since the period of national renewal, especially since 1990, Vietnam has had a radical change in the various areas of social life, including religion and belief. Changes of economy and society have powerful impact religion and belief. In this context, religious activities, religious services in general and demand for production, trading and use of votive subjects in general have favorable conditions to "revive" and develop again.
The analysis of supply chain and votive object consumption of two families in Yen Coc hamlet, Hong Phong commune showed that the production and consumption of votive objects in current market are diversified and relatively complex. However, common feature is the development trend of specialization. The research on use of votive objects in Quang Trung hamlet in particular and Huu Van commune in general showed that votive objects are currently used more in religious activities of local people, especially, in traditional occasions. Moreover, the sizes, models and quality of votive objects bought by local people to decedents and gods are diversified. There is variety of targets “sent” or “presented” votive objects by local people, in which ancestor and some gods of traditional faith are mostly received.
Votive objects play a relatively important role in spiritual life and social life of Vietnamese people. These religious objects reflect the tradition of deep gratitude expressed by the living to the dead and gods, and by the living to the living. Such tradition originated from the moral standards of Vietnamese people “When drinking water, remember its source” and “When eating fruit, think of who planted the tree”. For this reason, votive objects are indispensable to religious rites, especially Mother Goddess worship. In addition, votive objects create aestheticism and solemnity for sacred locations and contribute to forming “a real world” for rite participants according to their imagination. Also, votive objects reflect social positions and economic conditions of the users, who pray for protection and support from ancestors and gods.
11. Practical applicability, if any:
12. Further research directions, if any:
13. Thesis-related publications:
Pham Van Thanh and Nguyen Van Phai (2015), “achievement and trend in religious study in Vietnam through some documentary resources”, Religious Studies, No. 1 (139), p.100-116
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn