TTLV: Di cư lao động xuyên biên giới của người Ngái ở Lục Ngạn, Bắc Giang

Chủ nhật - 12/03/2017 21:37

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lương Thị Trang

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:18/04/1991

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Di cư lao động xuyên biên giới của người Ngái ở Lục Ngạn, Bắc Giang

8. Chuyên ngành: Nhân học              Mã số: 60.31.03.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

1) Luận văn được phát triển trên cơ sở lý thuyết về vai trò của các yếu tố “sức ép và sức đẩy” (push & pull factors) trong di cư và “mạng lưới xã hội” (social network) để tìm hiểu về phong trào tự phát di cư lao động sang Trung Quốc tìm việc làm. Những phát hiện chính của luận văn thấy kể từ sau bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và chính sách mở cửa biên giới, đã hình thành một trào lưu di cư lao động tự do tìm việc làm bên Trung Quốc, trong đó các nhóm tộc người sinh sống dọc khu vực biên giới phía Bắc, đặc biệt là người Ngái, đã tận dụng được cơ hội việc làm và mạng lưới xã hội của họ để thúc đẩy trào lưu di cư tự do xuyên biên giới.

2) Người Ngái ở Bắc Giang, bao gồm các nhóm nói tiếng Ngái và tiếng Khách, một phương ngữ Trung Quốc phổ biến ở vùng Quảng Tây và Quảng Đông, hiện nay vẫn được kê khai là người Hoa. Nhóm này đã di cư vào Việt Nam qua đường biên giới vào tỉnh Hải Ninh (cũ), Quảng Ninh hiện nay trong khoảng thế kỷ 18,19 và đầu thế kỷ 20 và sau đó di cư dần lên phía Bắc, bao gồm địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và di cư vào Nam năm 1954. Năm 1978-1979, do chiến tranh biên giới, nhiều gia đình người Ngái đã bỏ về Trung Quốc và được đưa vào làm việc trong các đồn điền chè và các công ty của Trung Quốc ở Phúc Kiến, Quảng Đông và Quảng Tây. Chính lịch sử di cư này đã tạo ra một mạng lưới xã hội quan trọng giúp người Ngái có thể sử dụng hiệu quả vào chiến lược di cư tìm việc làm bên Trung Quốc. Ba yếu tố quan trọng nhất tạo nên mạng lưới xã hội của người Ngái, đó là ngôn ngữ, quan hệ thân tộc và quan hệ tộc người. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết người lao động Ngái đã sử dụng quan hệ này vào tìm kiếm việc làm bên Trung Quốc.

3) Những mối quan hệ họ hàng, người quen, và sự thuận lợi trong giao tiếng ngôn ngữ địa phương đã mở ra cho người Ngái những cơ hội tìm kiếm nhiều việc làm tại Trung Quốc, trong khi ở Việt Nam, sức ép của đói nghèo và nhu cầu cải thiện cuộc sống đã trở thành bức thiết đối với lao động. Lựa chọn di cư tìm việc làm được xem như một chiến lược sinh tồn mới của nhiều hộ gia đình người Ngái Bắc Giang. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng trong loại hình di cư lao động tự do, ngoài hai yếu tố sức ép và mạng lưới xã hội thì người môi giới trung gian giữa lao động và chủ thuê nhân công có vai trò đặc biệt quan trọng. Họ tổ chức di cư, đàm phán mức lương, và trực tiếp quản lý lao động theo yêu cầu của chủ, thậm chí thay mặt chủ phát lương và giúp công nhân giữ lương cho đến khi xong công việc. Cho đến nay, môi giới di cư còn ít được nghiên cứu và trường hợp của người Ngái Bắc Giang đã cho thấy vai trò nổi bật của môi giới lao động.  

4) Loại hình công việc chủ yếu mà người di cư tìm được bên Trung Quốc là trồng và chặt mía, làm công nhân trong các công xưởng, và những dịch vụ tự do như bốc vác, vận chuyển hàng hóa và công nhân xây dựng. Những công việc này dù hết sức vất vả và nặng nhọc nhưng đem lại một mức lương cao gấp 2 đến 3 lần so với mức lương cùng loại hình công việc ở Việt Nam. Ngoài ra, sự thiếu hụt sức lao động đơn giản trong các đồn điền và công xưởng bên Trung Quốc đã thu hút lao động nhàn rỗi Việt Nam. Chủ lao động thường tạo điều kiện cho người lao động di cư đến làm việc bằng cách hỗ trợ nhà ở và ăn uống. Trong mối quan hệ này, người chủ thường nắm thế chủ động và người làm thuê luôn ở trong thế bị động và bấp bênh khi gặp phải sự cạnh tranh hoặc thiếu việc làm do không có bất kỳ sự ràng buộc nào về pháp để chủ và thợ phải tuân thủ. Đây là điểm yếu căn bản trong hoạt động di cư lao động tự do, làm cho quyền lợi người lao động có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào. 

5) Động cơ chính của trào lưu di cư lao động tự do của người Ngái Bắc Giang là do sức ép của đói nghèo và thiếu việc làm. Để có được việc làm, họ chấp nhận mọi rủi ro có thể xẩy đến bất chấp di cư bất hợp pháp qua biên giới. Trong điều kiện như vậy, người Ngái lao động tại Trung Quốc luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, trong đó có việc họ có thể bị đuổi về nước bất kỳ lúc nào nếu bị lực lượng cảnh sát Trung Quốc phát hiện. Ngoài ra, sự thiếu vắng của những ràng buộc pháp lý giữa chủ và thợ, giữa lao động và người môi giới, cũng như vị thế mong manh dễ vỡ của người lao động làm họ có thể trở thành miếng mồi của các nhóm xã hội đen và cướp bóc. Tuy nhiên, có một thực tế là cuộc sống của các gia đình người Ngái có lao động bên trung Quốc đã được cải thiện rất nhiều nhờ số tiền họ kiếm được từ công việc làm thuê ở Trung Quốc.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về di cư lao động, di cư xuyên biên giới, quan hệ xuyên quốc gia và các đặc biệt có ý nghĩa tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý vấn đề di cư lao động xuyên quốc gia, việc làm và an ninh xã hội.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Có những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu thêm, đặc biệt là lịch sử di cư của người Ngái, thực trạng đói nghèo và chiến lược sinh tồn đang thay đổi của người Ngái ở khu vực nông thôn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Luong Thi Trang                 2. Sex: Female

3. Date of birth: 18/04/1991                     4. Place of birth: Lục Ngạn, Bac Giang

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014 rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: “Vietnam-Sino cross-border migration of the Ngai labors in Luc Ngan District, Bac Giang Province”

8. Major: Anthropology.                            Code: 60.31.03.02

9. Supervisors:  Associate Professor, Dr. Nguyen Van Chinh, The Department of Development Anthropology, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

1) The thesis is based on the theoretical perspectives of the push and pull factors, and the social network of the migrants, aimed at exploring the free labour movement from Vietnam to China in search of employment.  The main findings indicate that the free labour crossing the border for work emerged since the normalization between Vietnam and China in the early 1990s. In this movement, ethnic groups living along the borders with China found their opportunities and social network to cross border for employment. It is the Ngai ethnic who takes more advantages thank for their available network based on the language, kinship relation and ethnicity.  

2) The Ngai in Bắc Giang, including the sub-groups speaking Ngai and Khach dialects, recently registered as the Hoa people, arrived in Vietnam in the 18th, 19th and the early 20th centuries from Guangxi and Guangdong Province in China. They first landed in former Hai Ninh Province and moved gradually to Bac Giang, Lang Son, Thai Nguyen and other northern upland provinces,  and the rest migrated to the South of Vietnam in 1954. During the Huaqiao crisis and border war in 1978 and 1979, a number of Ngai families left the country and took departure for China. Most of them were sent to work in tea plantations and workshops in Guangdong and Guangxi. These historical migrations created for the Ngai an international network crossing the borders. The Ngai laborers have make use of these relations to heading China for searching the employment.  

3) While the kinship relation, acquaintances and language skill (speaking similar dialects) open the opportunities, life hardship in rural Bac Giang creates strong pressures to push the Ngai labour on the move. And they choose to cross border to China as a strategy for survival.   It should however emphasize that the labour brokers are the most important factor facilitating the cross-border migration among the Ngai.  These brokers organized migration, take care of workers, even help to distribute salaries for workers. They do have a profound role that needs to investigate further more.

4) The main type of employment for migrants is to grow and harvest sugar cane and Chinese plantations along the border. In addition, more jobs can also be found in family/local workshops or services. These overloading jobs are hard but the workers can earn double higher than the same type of jobs they did in Vietnam. The demand for labour in China absorbs Vietnamese workers, but also raised a numbers of concerns, the first and foremost are the security, exploitation and health problems. The workers are in a vulnerable position as they work without legal constraints and not protected by local laws because of their illegal status. This is the most weakness of the migrants while crossing illegally to find job in China.

5) The free movement of labour migration of the Ngai in Bac Giang is motivated by the pressure of poverty and unemployment in the rural area. They dare to ignore the legal regulations of border control, and therefore, facing difficulties and risks as they can be chased home any time. Besides, the labour relation between workers and their employers has no legal constraints, therefore put the laborers into the vulnerable position which could be the targets of exploitation and robs. The earnings from work abroad however become an important source for living improvement at home.

11. Practical applicability, if any:

The finding from this research could be useful for those who are interested in labour migration policy making in terms of social security for the migrants.

12. Further research directions, if any:

The historical migration of the Ngai and their ethnicity as well as the state of poverty among the Ngai need to be further investigated.

13. Thesis-related publications: none

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây