TTLV: Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay

Thứ hai - 13/03/2017 22:07

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Tạ Thị Anh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/09/1992

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn luận văn lần 1.

7. Tên đề tài luận văn: Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay

8. Chuyên ngành: Nhân học                          Mã số: 60.31.03.02

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Bình, Viện Dân tộc học.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Qua tìm hiểu, phân tích về mối quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, đề tài đã góp phần làm rõ cấu trúc, tổ chức sinh hoạt, vai trò, chức năng và vị trí của dòng họ trong cộng đồng nghiên cứu. Qua đó, cho thấy sự vận động và biến đổi trong quan hệ dòng họ của người Tày dưới tác động của quá trình Đổi mới đất nước hiện nay.

Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy quan hệ dòng họ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người Tày. Dòng họ là một trong những thành tố quan trọng để cố kết tộc người, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong bối cảnh biến đổi kinh tế hiện nay. Đồng thời, dòng họ thực hiện chức năng duy trì nòi giống, giáo dục và lưu giữ bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Và là nơi sản sinh ra nhiều thành viên có trí tuệ, năng lực và đạo đức góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. Ngoài ra, dòng họ giúp cho các cấp chính quyền cơ sở quản lý và ổn định chính trị xã hội trong từng cộng đồng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học các nhà quản lý, các cấp chính quyền, nhà hoạch định chính sách lưu ý về vai trò của dòng họ trong đời sống của cộng đồng để quản lý, đưa ra các chính sách phù hợp trong vấn đề phát triển nông thôn miền núi và xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề dòng họ của người Tày và mở rộng ra địa bàn khác để so sánh vai trò, vị trí và sự biến đổi trong quan hệ dòng họ trong từng cộng đồng nghiên cứu cụ thể.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

Quan hệ dòng họ trong đời sống kinh tế hộ gia đình của người Tày từ Đổi mới (1986) đến nay (Nghiên cứu trường hợp xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn), Tạp chí Dân tộc học, số 1/2017, tr.73-82.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Ta Thi Anh                              2. Sex: female

3. Date of birth: 06/09/1992.                        4. Place of  birth: Thai Nguyen

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31 December 2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities of the Hanoi National University.

6. Changes in academic process: the1st extention of the thesis

7. Official thesis title: The Kinship Transformation of Tay people in Quang Lang Commune, Chi Lang District, Lang Son Province from 1986 up to present

8. Major: Anthropology                                   Code: 60.31.03.02

9. Supervisors: TS. Nguyen Thi Thanh Binh, Institute of Anthropology

10. Summary of the findings of the thesis:

By studying and analyzing the kinship of the Tay people in Quang Lang Commune, Chi Lang District, Lang Son Province, the thesis has contributed to clarifying the structure, organization, roles and functions of kinship in the research community. There by, it shows the dynamics and changes in kinship relation of the Tay under the impact of reform process in our country.

In particular, the research shows that clan relations play an important role in Tay's life. Kinship is one of the important elements to unite ethnic people, to support its members in the context of contemporary society. At the same time, the lineage carries on the function of maintaining race, education and preserving the cultural values of the ethnic people. It is the place where many members produce intellectual, capacity and ethics contribute significantly to the building and development of the country.

11. Practical applicability, if any:

The results of the study contribute to provide a more scientific basis for managers, local authorities and policymakers to note the role of kinship in the life of the community in order to manage and give suitable policies for the program ofmountainous rural development as well as the new rural construction strategy in our country today.

12. Further research directions, if any:

Further study about kinship of the Tay people and expand to other research areas to compare the role of kinship and its change in different communities.

13. Thesis-related publications:

Kinship in Household Economic Life of the Tay people Since Renovation (1986) up to Present (Case study in Quang Lang Commune, Chi Lang District, Lang Son Province), Anthropology Review, No1/2017, pg.73-82

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây