TTLV: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo

Chủ nhật - 12/03/2017 21:42

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Nhàn    

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 30/3/1988                                  

4. Nơi sinh: Kim Động, Hưng Yên

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập thêm 6 tháng (1.1.2017-30.6.2017).

7. Tên đề tài luận văn: Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề về biên cương, hải đảo.

8. Chuyên ngành: Báo chí học                    Mã số: 60.31.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí &Tuyên truyền.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

- Qua khảo sát tác giả luận văn nhận thấy: nhóm chương trình chuyên đề về biên cương và hải đảo chiếm một vai trò quan trọng trong khung chương trình tổng thể của các đơn vị truyền hình. Hầu các Đài hoặc Kênh truyền hình từ trung ương như VTV, VTC, Truyền hình Thông tấn QPVN, ANTV, Quốc hội, Nhân dân... đến địa phương (44 Đài Phát thanh – truyền hình cấp Tỉnh của các tỉnh có biên giới bộ và biển) đều dành thời lượng cho nhóm chuyên đề có nội dung chuyên biệt này. Nhiều chuyên đề là chương trình “đinh”, được phát sóng vào khung giờ vàng.

- Quy trình và mô hình tổ chức sản xuất của nhóm chương trình chuyên đề về biên cương, hải đảo rất đa dạng. Tùy theo đặc thù của từng đơn vị sản xuất, trình độ phát triển của công nghệ, kỹ thuật truyền hình, nhân sự tham gia điều độ sản xuất và các yếu tố đảm bảo khác cho một ê – kíp ở các đơn vị không giống nhau. Ba dạng mô hình TCSX phổ biến là mô hình TCSX của các Đài Trung ương, mô hình TCSX của các Đài địa phương và mô hình TCSX của các đơn vị xã hội hóa. Mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế riêng về quy trình sản xuất, cách thức tổ chức hoạt động. Ưu việt và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại là mô hình của các đơn vị xã hội hóa. 

- Không có một quy trình hợp lý, được triển khai đồng bộ sẽ rất khó để nâng cao hiệu quả sản xuất truyền hình và cho ra đời những tác phẩm tốt. Đối với các chương trình có điều kiện sản xuất đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhóm chuyên đề về biên cương và hải đảo, quy trình sản xuất càng quan trọng. Căn cứ điều kiện sản xuất đặc thù cùng với những kinh nghiệm hay rút ra từ các mô hình tổ chức sản xuất hiện có, tác giả luận văn đề xuất một quy trình gồm 14 bước để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Quy trình này cho phép khắc phục những hạn chế hiện nay, tập trung vào một số khâu trọng yếu như kế hoạch, kịch bản, điều độ sản xuất. Tất nhiên, để thực hiện được quy trình này còn liên quan đến các giải pháp lựa chọn nhân sự, xây dựng kế hoạch và các phương án về vật tư khác.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận văn là một tài liệu tham khảo tốt cho các đề tài nghiên cứu về báo hình nói chung, công tác TCSX chương trình chuyên đề truyền hình nói riêng, cụ thể là nhóm đề tài chuyên biệt về biên cương và hải đảo; cho các nhà nghiên cứu, học viên, sinh viên, cho các đâì truyền hình.

- Là nguồn thông tin bổ ích cho những ai quan tâm và muốn tìm hiểu bức tranh toàn diện về về công tác sản xuất chương trình truyền hình chuyên đề nói chung và nhóm chương trình về biên cương, hải đảo nói riêng, đặc biệt là những người đã, đang và có ý định sẽ tham gia sản xuất truyền hình. Từ đây, họ có thể áp dụng vào thực tiễn, điều chỉnh công tác chuyên môn của mình cho hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất chương trình.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề tài có thể nâng cấp ở quy mô luận án tiến sỹ

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thanh Nhan            2. Sex:  Female

3. Date of birth: 30 March 1988               4. Place of birth: Kim Dong District, Hung Yen Province

5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV–SĐH; Dated: 31 December 2014, President of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University-Hanoi.

6. Changes in academic process: Extend 6-month study period (from 01 January to 30 June 2017).

7. Official thesis title: Producing TV programs on frontier and island contents.

8. Major: Journalism                                 Code: 60.31.01.01

9. Supervisors: PhD. Nguyen Thi Thoa,  Academy of Journalism and Communication.

10. Summary of the findings of the thesis:

- Through the survey, the author found that: the contents on frontier and island play an important role in the overall programming grid of a television channel. Most of TV stations or channels (including national stations such as VTV, VTC, Vnews, ANTV, QPVN,... and other 44 local TV stations  which have national border lines) have timeslot for these specialized contents.  Many programs have become main contents, which is broadcasted in the prime-time.

- The production process and model of specialised program on frontier and island contents are diversified. Depend on the characteristics of production houses and the development of television technology and technique, the production team and other assurance factors for a team are different. There are three popular production models are:  production model of national TV stations, production model of local TV stations and model of socialization production houses. Each model has advantages and disadvantages on production process and organization. The most efficient model at the moment is considered the model of socialization production houses.

- There is no suitable and synchronized process, so it is difficult to improve the efficiency of production and to have good programs. To programs with specific production conditions and potential risks such as frontier and island programs, the production process is more important. Based on the specific production conditions and experiences from existing production models, the author of this thesis proposes a 14-step process for optimizing production efficiency. This process allows to overcome the current limitations, focusing on some key steps such as plans, scenarios and production coordination. Of course, to execution of this process also involves selecting production crew, developing plans and other alternatives options.

11. Practical applicability, if any:

- This thesis is a good reference for researching on television programs in general and the TV production organization in particular, specifically the frontier and island programs for researchers, students, and television producers.

- This is an useful information source for those who are interested and want to understand the full landscape of TV production in general and the programs on frontier and island contents in particular, especially for those who want to be television producers. They can apply these guides into practice, adjust their work and contribute to improve the productivity of the program.

12. Further research directions, if any:

This thesis can be upgraded to a PhD thesis.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây