TTLV: Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) và công chúng Hà Nội

Chủ nhật - 05/03/2017 23:05

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Trần Thị Tuyết

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/8/1983

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn luận văn lần 1

7. Tên đề tài luận văn: “Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) và công chúng Hà Nội”

8. Chuyên ngành: Báo chí học                 Mã số: 60.32.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam, Viện Nghiên cứu con người

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:  

- Bám sát nội dung nghiên cứu được đề tài định hướng, từ cơ sở lý luận báo chí học, Luận văn đã phân tích, tổng hợp, luận giải và xây dựng được cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đó là vai trò của nghiên cứu công chúng và nghiên cứu công chúng truyền hình trong quá trình truyền thông; mối quan hệ giữa công chúng và đơn vị truyền thông.

- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã xây dựng, Luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc xem truyền hình của công chúng Hà Nội đối với Kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV). Luận văn thống kê được tần suất xem, thời gian xem và một số chương trình yêu thích của công chúng. Kết quả việc khảo sát ý kiến phản hồi của công chúng và phỏng vấn sâu các chuyên gia là căn cứ cho việc đề xuất, giải pháp.

- Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nghiên cứu, khảo sát, Luận văn đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với lãnh đạo Kênh. Luận văn cũng chỉ rõ việc nghiên cứu công chúng cần được thực hiện thường xuyên để có cái nhìn khách quan và có những điều chỉnh phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của công chúng. Kết quả nghiên cứu cũng có đóng góp cho quá trình giảng dạy về lý luận báo chí truyền thông hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng trong tổ chức sản xuất chương trình truyền hình và giảng dạy lý luận truyền thông.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Từ kết quả nghiên cứu này, có thể triển khai những hướng nghiên cứu tiếp theo trong việc đổi mới khâu tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, mở rộng việc nghiên cứu công chúng truyền hình một số khu vực trong cả nước.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Tuyet                   2. Gender/sex: female

3. Date of birth: 08/20/1983                    4. Place of birth: Nghe An

5. The admission decision on recognition of numbers: 3215/2014/QD-XHNV, dated 31/12/2014 Rector of Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: the1st extension of the thesis

8. Official title of the thesis: The channel of Voice Of Vietnam and the Publics in Hanoi

9. Major: Journalism School                     Code: 60.32.01.019

10. Supervisor(s): Dr. Mai Quynh Nam, Institute of Human beings

11. Summary of findings (of the thesis):

- Follow-up to the research oriented by the thesis title, based on theoretical rationale of the journalism school, the thesis has analyzed, synthetized, interpreted and built a theoretical basis in relation to the research topic - that is the role of public research and public television research in terms of the media.

- On the basic of the theoretical developed issues, the thesis has examined and assessed current situations in the view of the public television in Hanoi towards the TV channel of the Voice Of Vietnam. The thesis has analysed statistically the frequency of view, time available of view as well as some public favourite programs. The findings of the feedback survey from the public and in-depth interviews to experts are the basics for proposals and solutions.

- From the theoretical and practical basics, which have been researched and surveyed, the thesis has made specific proposals and recommendations to leaders of the channel so as to help them develop strengths and reduce drawbacks. The thesis also shows that the public research should be taken regularly to get an objective evaluation, and to make adjustments in favor of the wishes and aspirations of the public. The findings have contributed to the process of teaching in terms of current media and journalism school.

11. Practical applicability:

The research findings are applicable potentially to the production organizations of TV programs, and to teaching theoretical media.

12. Further research directions:

Following - up to these findings, further research directions can be developed in the innovation of production organizations of TV programs, expanding the research of public TV in some sectors throughout the country.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây