Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Chu Mạnh Quyền
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 06/02/1985
4. Nơi sinh: Cao Lộc, Lạng Sơn
5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV, ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận văn: Địa điểm Khảo cổ học Bãi Cọi (Hà Tĩnh)
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học; Mã số: 60.22.03.17
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thế Phong – Nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu – Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Tổng quan về địa điểm khảo cổ học Bãi Cọi, trong đó nêu rõ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử văn hóa của khu vực Nghi Xuân, Hà Tĩnh, nơi có di tích Bãi Cọi. Từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành một không gian văn hóa cổ xưa. Đồng thời, thấy được lịch sử vùng đất cũng như truyền thống văn hóa, bổ sung thêm vào bức tranh văn hóa cổ khu vực. Ngoài ra, cũng tìm hiểu quá trình phát hiện và nghiên cứu, hệ thống lại các tư liệu về Bãi Cọi từ trước đến nay.
- Tổng hợp lại các kết quả khai quật và nghiên cứu chính, đặc biệt là 3 cuộc khai quật từ năm 2008. Trong đó, làm rõ vấn đề địa tầng, hệ thống di tích cùng các loại hình di vật qua các cuộc khai quật tại Bãi Cọi. Thấy được Bãi Cọi là một di tích mộ táng có dấu vết cư trú mờ nhạt. Các loại hình mộ táng chủ yếu là mộ huyệt đất và mộ quan tài gốm. Di vật gồm các chất liệu đá, kim loại, thủy tinh, gốm.
- Lý giải về tính chất và niên đại thông qua đặc trưng di tích và di vật cùng những mối quan hệ với các di tích khác. Theo đó, Bãi Cọi là một địa điểm khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh, có sự ảnh hưởng mạnh của văn hóa Đông Sơn, đặc biệt là với các di tích Đông Sơn lưu vực sông Cả, sông Mã. Kết hợp với những kết quả phân tích niên đại C14, đã chứng minh khung niên đại của Bãi Cọi từ khoảng 2200 năm đến 2000 năm cách ngày nay. Ngoài ra, những kết quả nghiên cứu cũng đưa đến một sự thay đổi về không gian văn hóa Sa Huỳnh, đó là sự mở rộng của nền văn hóa này về phía bắc (đến Hà Tĩnh).
Như vậy, qua đây ta có thể khẳng di tích Bãi Cọi có vị trí quan trọng trong việc nhận thức về Hậu kỳ thời đại Đồng và Sơ kỳ thời đại Sắt ở khu vực Bắc Trung bộ. Một sự thay đổi trong nhận thức về thời kỳ này ở Hà Tĩnh thuộc hệ thống văn hóa Sa Huỳnh chứ không phải văn hóa Đông Sơn như các nhận thức trước đây. Đề tài cũng đã làm rõ mối quan hệ trong không gian và thời gian của di tích Bãi Cọi với các di tích Tiền - Sơ sử ở miền Trung Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Qua kết quả nghiên cứu, thấy được sự cần thiết phải bảo tồn di tích trước vấn nạn khai thác cát và săn tìm cổ vật. Đồng thời có những hoạt động phát huy giá trị tài liệu hiện vật trong công tác trưng bày, tuyên truyền về lịch sử văn hóa vùng đất.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tìm hiểu sâu về nguồn gốc văn hóa, quá trình phát triển ở Bãi Cọi, đồng thời có những phân tích về đời sống văn hóa và tinh thần của cư dân cổ ở đây.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Nguyễn Mạnh Thắng, Chu Mạnh Quyền 2014, “Di tích Bãi Cọi qua ba lần khai quật”), trong Kỷ yếu Văn hóa Đông Sơn – 90 năm phát hiện và nghiên cứu, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội;
Nguyễn Mạnh Thắng, Chu Mạnh Quyền 2016, “Đồ trang sức tại di tích Bãi Cọi (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)” trong Thông báo khoa học số 2 năm 2016.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Chu Manh Quyen 2. Sex: Male
3. Date of birth: 06/02/1985 4. Place of birth: Cao Loc, Lang Son
5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV, Dated: 18/08/2016 , from Headmaster of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Bai Coi archaeological site (Ha Tinh province)
8. Major: Archaeology Code: 60.22.03.17
9. Supervisors: Dr. Ngo The Phong, Former Chief of Archeology Department, National Museum of Vietnamese History
10. Summary of the findings of the thesis:
- To overview about the Bai Coi site: location, environment, ecosystem and history of Nghi Xuan area in Ha Tinh province. Study about history of reseach, review data of the Bai Coi archaeological site
- To synthesize results of 3 time excavations in Bai Coi site from 2008: stratigraphy, features, artifacts typology
- To explain about characteristic, dating through features, artifacts and relationship with other archaeological sites
It is easy to say that, Bai Coi site is played an important role in study about the late period of Bronze age and early period of Iron age in North Central region of Viet Nam. Our study also clarified the relationship in the space and the time between Bai Coi site and some other pre – prohistorical archaeological sites in Central of Viet Nam.
11. Practical applicability, if any:
Protect and presevere Bai Coi site under impact of sand exploitation and artifacts stolen. Promote Bai Coi cultural heritage in exhibition and propaganda about history and culture of this area.
12. Further research directions, if any:
To research about culture origin, development of Bai Coi and analyse about daily life of ancient people in this site
13. Thesis-related publications:
Nguyen Manh Thang, Chu Manh Quyen, 2014, “The Bai Coi site through three time excavations” in The Dong Son culture - 90 years discovery and research, Van hoa Dan toc publishing company.
Nguyen Manh Thang, Chu Manh Quyen, 2016, “Jewelery at the Bai Coi site (Nghi Xuan, Ha Tinh)”, in Scientific Notification (2), National Museum of Vietnamese History.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn