TTLV: Tìm hiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu và con người trong dân ca quan họ Bắc Ninh

Chủ nhật - 17/06/2018 22:40

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bạch Hồng Yến

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06 tháng 04 năm 1986

4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số: 2811/2016/QĐ-XHNV Ngày 18 tháng 08 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: Tìm hiểu ẩn dụ ý niệm về tình yêu và con người trong dân ca quan họ Bắc Ninh

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                    Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

10.1. Sinh ra trên mảnh đất mà người ta vẫn gọi là “cái nôi của văn hóa”, tôi cảm thấy rất tự hào và yêu quý quê hương xứ Kinh Bắc này. Vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc trước đây được coi là một trong tứ trán của Kinh thành Thăng Long, nơi hội tụ và sản sinh ra quan họ Bắc Ninh – một loại hình đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu trong các loại hình diễn xướng của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ. Đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về dân ca quan họ, khẳng định những giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật cũng như lịch sử mà quan họ đóng góp cho nền văn hiến nước nhà. Các công trình này đều tập trung đi sâu vào nghiên cứu âm nhạc trong dân ca quan họ, hoặc xét đến sự hình thành phát triển của nghệ thuật hát quan họ như là một yếu tố, một tiền đề cho sự hình thành một loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, bằng việc tìm hiểu đặc điểm ẩn dụ ý niệm qua ca từ Dân ca Quan họ dưới góc độ ngôn ngữ học với tư cách là một loại hình sinh hoạt văn hóa của các làng thuộc vùng Kinh Bắc xưa giúp khám phá đặc điểm, bản chất, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hoá dân gian trong xã hội cổ truyền và sự biến đổi của nó trong xã hội hiện đại.

10.2. Luận văn ứng dụng các lí thuyết chung về ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là lý thuyết về ẩn dụ ý niệm để xác định, phân tích các mô hình ẩn dụ ý niệm dựa trên nguồn ngữ liệu là các bài ca quan họ. Bằng việc phân tích các ẩn dụ ý niệm cụ thể thuộc các phạm trù tiêu biểu trong lĩnh vực dân ca, đề tài luận văn còn nhằm tới việc làm phong phú, đa dạng hơn những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói chung, ẩn dụ ý niệm về con người và tình yêu trong dân ca quan họ nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng tư duy ý niệm của người dân vùng đồng bằng Kinh Bắc một cách tổng quan nhất.

10.3. Ngôn ngữ học tri nhận là một trào lưu nghiên cứu về ngôn ngữ đã ra đời và thịnh hành trên thế giới từ những năm 70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận chỉ mới thực sự phát triển nở rộ trong những năm gần đây.

Ẩn dụ ý niệm là hình thái tư duy của con người về thế giới, là công cụ hữu hiệu để con người ý niệm hóa các khái niệm trừu tượng. Cơ chế hoạt động của ẩn dụ ý niệm, như đã trình bày trong phần nội dung trên, là cơ chế ánh xạ kiểu lược đồ giữa hai miền không gian Nguồn và Đích. Ánh xạ ẩn dụ là đơn tuyến và có tính chất bộ phận. Các mô hình tri nhận thường nhấn mạnh vào bản chất tinh thần, kinh nghiệm tri giác và nhận thức khoa học của con người. Với vai trò là cơ sở của tư duy, ẩn dụ còn được xem là một công cụ quan trọng để con người tìm hiểu và khám phá chính bản thân mình. Bên cạnh đó, các ẩn dụ ý niệm còn mang tính nghiệm thân, tức là có cơ sở kinh nghiệm vật lý (thể chất) và những trải nghiệm về văn hóa của con người.

10.4. Cũng như nhiều nước trên thế giới, âm nhạc dân gian Việt Nam là nguồn cội để nền âm nhạc Việt Nam phát triển. Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, quan họ Bắc Ninh không còn chỉ bó gọn là “quan họ làng” mà đã lan tỏa tới khắp mọi miền của tổ quốc, thậm chí còn bay qua biên giới tới bè bạn năm châu. Việc giới thiệu truyền bá cho dân ca quan họ là rất nên làm, bởi chúng ta đã biết và có ý thức đến việc bảo tồn lưu giữ vốn cổ của dân tộc. Tuy vậy, chúng ta cũng cần mạnh dạn nhìn nhận lại một số vấn đề về việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca quan họ.

10.5. Việc khảo sát sự xuất hiện và sử dụng các phép ẩn dụ về con người trong 100 bài dân ca quan họ cổ, luận văn phần nào đưa đến cái nhìn khái quát về cách thể hiện tình yêu và miêu tả con người vừa dân dã, vừa tinh tế ý nhị của con người vùng đất Kinh Bắc giàu truyền thống và văn hóa xưa. Qua những phân tích về phép ẩn dụ về con người và tình yêu trong quan họ, học viên mong muốn làm rõ hơn cái tình cái duyên được ẩn giấu trong từng lời ca tiếng hát của quan họ Bắc Ninh. Từ đó đem lại cái nhìn dưới phương diện của một ngành khoa học xã hội là ngôn ngữ học, góp phần lớn vào việc xây dựng, bảo tồn và lưu giữ nét đặc sắc của loại hình dân ca nghệ thuật này.

10.6. Nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm trong Quan họ dưới góc độ ngôn ngữ học, với ý nghĩa là một loại hình văn hoá dân gian trong vùng văn hoá Kinh Bắc và quá trình biến đổi và thích ứng của nó không chỉ góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu về giá trị của di sản văn hóa độc đáo này.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Từ những nhận xét, rút ra về sử dụng ẩn dụ tri nhận trong ca từ Quan họ, luận văn mong muốn góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa hội nhập văn hóa và phát triển trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Từ đó, thiết thực góp phần làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá Quan họ Kinh Bắc. 

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bach Hong Yen                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 06 April 1986                        4. Place of  birth: Bac Ninh

5. Admission decision number: 2811/2016/QĐ-XHNV August 18, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Metaphor of love and people in Bac Ninh folk songs

8. Major: Linguistics                                        Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Chinh

10. Summary of the findings of the thesis:

10.1. Born in a land that is still called "the cradle of culture," I feel very proud and love this home of Kinh Bac. Bac Ninh - Kinh Bac was previously considered one of the quadrangles of the Thang Long Citadel, where convergence and production of the Bac Ninh family - a unique, unique and typical in the type of performance of the Northern Midlands delta. There are a lot of writings, studies on folk songs, affirm the great values ​​of culture, art as well as the history that they contribute to the culture of the country. These works are centred on the study of music in folk songs, or considering the development of sacred art as a factor, a precondition for the formation of a kind  of other art. However, from the perspective of linguistics, by studying the metaphorical characteristics of the Quan Ho folk song from the linguistic perspective as a kind of cultural activities of the villages. The ancient Kinh Bac region explores the characteristics, nature, meaning and value of folk cultural heritage in traditional society and its transformation in modern society.

10.2. The thesis applies the general theories of cognitive linguistics, especially the theory of conceptual metaphor for identifying and analysing conceptual metaphorical models based on linguistic sources . By analysing the specific concept metaphors of the typical categories in the folk realm, the dissertation topic also aims to enrich, diversify the study of metaphorical ideas in general, to hide the concept of human and love in folk songs in particular. In addition, the dissertation also contributed to clarify the thinking characteristics of people in the Kinh Bac Delta in the most general way.

10.3. Cognitive Linguistics is a linguistic research movement that has been around since the 70s of the last century. However, in Vietnam, the study of cognitive linguistics has only really flourished in recent years. Conceptual metaphor is a form of human thinking about the world, a powerful tool for conceptualizing abstract concepts. The operational mechanism of conceptual metaphor, as outlined in the above section, is the schema-style mapping mechanism between the source and destination spatial domains. Metaphorical mappings are linear and have the properties of parts. Cognitive models often emphasize the spiritual, perceptual and cognitive nature of human beings. As the basis of thinking, metaphor is also considered an important tool for people to explore and discover themselves. In addition, conceptual metaphors are also experiential, that is, the basis of physical experience (physical) and human cultural experience.

10.4. Like many countries in the world, Vietnamese folk music is the source of Vietnamese music. Quan ho Bac Ninh is a unique cultural and artistic activities of Vietnamese folklore. Over time, Quan ho Bac Ninh is no longer just a bunch of "Quan họ village" that has spread to all parts of the country,  even flying across the border to friends in Europe. The introduction of propaganda for folk songs is very important to do, because we know and are conscious of the preservation of ancient capital holdings of the nation. However, we also need to look back on some issues of preserving and promoting the values ​​of folk songs.

10.5. Examining the emergence and use of human metaphors in 100 ancient folk anthologies, the thesis partly gives an overview of how to express love and depict human and civilization. delicate delicacy of human beings Kinh Bac rich in tradition and culture. Through analyses of human metaphor and love in their minds, practitioners wish to clarify the predestined relationship hidden in each Bac Ninh folk song. From that point of view, a social science is a linguistic field, contributing greatly to the construction, preservation and preservation of the character of this type of folk art.

10.6. Research A metaphor for ideas in Quan họ from a linguistic perspective, meaning a kind of folklore in the Kinh culture, and its adaptation and adaptation not only contribute significantly Learn about the value of this unique cultural heritage.

11. Applicability in practice:

From the comments, draw on the use of cognitive metaphor in the lyrics of Quan họ, thesis wishes to contribute to harmonizing the relationship between tradition and modern, between cultural integration and development in public. Preserving and promoting traditional cultural values. Since then, practical contribution to the scientific and practical basis for the process of preserving and promoting the value of cultural heritage.

12. Further research directions, if any:

13. Thesis-related publications: 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây