TTLV: Diễn ngôn nữ quyền trong phim Việt Nam (khảo sát ba phim: Mê Thảo – Thời vang bóng; Tâm hồn mẹ và Đảo của dân ngụ cư)

Thứ hai - 27/04/2020 21:26

1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG       

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/12/1973

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 1765/2018/QĐ – XHNV ngày: 28/06/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận văn tốt nghiệp: Diễn ngôn nữ quyền trong phim Việt Nam (khảo sát ba phim: Mê Thảo – Thời vang bóng; Tâm hồn mẹ Đảo của dân ngụ cư).

8. Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình điện ảnh – truyền hình;

Mã số: 8210232.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS – TS Phạm Thành Hưng.

Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn chọn khảo sát 3 bộ phim của ba đạo diễn nữ được cải biên từ ba tác phẩm văn học của ba nhà văn là nam giới. Đây là cuộc đối thoại thú vị không chỉ giữa văn học với điện ảnh mà còn là giữa cách nhìn, cách lý giải của nam giới với nữ giới về cùng một vấn đề xã hội. Qua khảo sát, phân tích, luận văn đạt được một số kết quả sau:

- Điện ảnh Việt Nam đang hòa trong dòng chảy của điện ảnh thế giới, trong đó với sự lên ngôi của điện ảnh nữ quyền, việc xây dựng những nhân vật nữ của điện ảnh Việt Nam đã có thay đổi so với những mẫu nhân vật nữ của điện ảnh chiến tranh và điện ảnh hậu vết thương.

- Các đạo diễn nữ có phong cách riêng trong cải biên tác phẩm văn học sang phim điện ảnh, đặc biệt là việc chọn chủ đề, lý giải các vấn đề xã hội thông qua tình yêu và hôn nhân; xây dựng hình tượng nhân vật nữ dám đi ngược chiều với các khuôn khổ định kiến và dùng chính những yếu tố này thể hiện diễn ngôn mạnh mẽ về nữ quyền

- Các đạo diễn nữ cũng có phong cách riêng trong sử dụng ngôn ngữ điện ảnh để thể hiện các diễn ngôn nữ quyền một cách tinh tế, khéo léo và đầy thuyết phục.

11. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo về nghiên cứu phim của các đạo diễn nữ; đặc biệt là thi pháp học, diễn ngôn và ngôn ngữ điện ảnh

12- Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

                                                              INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYEN THI THUY HANG                  2. Sex: Female

3. Date of birth: 29, December, 1973                          4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 1765/2018/QĐ-XHNV Dated 28/06/2018, issued by Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academics process: None

7. Oficial thesis title: Discourse on Women’s Rights in Vietnamese Films (References: Mê Thảo – Thời vang bóng (Mê Thao: There Was a Time When), Tâm hồn của mẹ (Mother’s Soul), and Đảo của dân ngụ cư (The Way Station).

8. Major: Argument, Cinematic History, Television.            9.Code: 8210232.01

10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Pham Thanh Hung  - Literature Unit of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.

11. Summary of the findings of the thesis:

This research focused on three individual films of three female directors. Each film was adapted from a corresponding novel composed by a male writter. These works were typical illustrations on expressing social topics using two different languages, literature and film. They also reflected point of views and interpretations of women and men on each social topic. Important findings of this research are summarized as follows:

- Vietnamese art of film currently matches the world’s tendency with the predominance of domestic films promoting women’s rights. Current models of female characters definitely differ from ones in films produced during war- and post-war periods.

- Personal style in adapting a novel to a film of each female director could be considered as a strong discourse on women’s rights. It was reflected by her selection of social topic and interpretation through aspects of love and marriage. In addition, female characters were built as ones who are willing to break conventional prejudices. 

- Each female director also has a personal style of film language to express discourses on women’s rights delicately and convincingly.

12. Practical applicability, if any: This research can be used as a reference in studies on films of female directors and, especially in poetics of discourse using film language.

13. Further research directions, if any: None

14. Thesis – related publications: None.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây