TTLV: Đặc điểm của Tân điện ảnh Đài Loan qua phim của Hầu Hiếu Hiền

Chủ nhật - 03/05/2020 21:30

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Tuyết Ngân                          2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/08/1995

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số 1765/2018/QĐ-XHNV ngày 28/6/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng): Không

7. Tên đề tài luận văn: Đặc điểm của Tân điện ảnh Đài Loan qua phim của Hầu Hiếu Hiền

8. Chuyên ngành: Lí luận, lịch sử điện ảnh, truyền hình; Mã số : 8210232.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Diêu Lan Phương, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(Ghi rõ chức danh khoa học, học vị, họ và tên và cơ quan công tác)

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)

Tân điện ảnh Đài Loan, như đã được minh chứng, hình thành và phát triển theo nhiều chiều hướng đa dạng và phức tạp, do vậy mà tính chất của nó vượt lên trên ranh giới của một phong trào điện ảnh đơn thuần. Tân điện ảnh Đài Loan là kết quả hết sức rõ nét của sự thay đổi về mọi mặt của Đài Loan, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa tới toàn bộ hệ thống cộng nghiệp điện ảnh trong thập niên 70 và 80 của thế kỉ 20. Tân điện ảnh Đài Loan sẽ khó có thể ra đời nếu như không có sự thay đổi về chính trị, những dịch chuyển về tư duy theo hướng Đài Loan hóa – dân chủ hóa. Phát triển kinh tế là bước đệm để nhu cầu cung và cầu cho Tân điện ảnh hình thành và phát triển. Mối quan hệ lịch sử - văn hóa và những phong trào văn hóa mới tại Đài Loan góp phần tạo nên bộ mặt của Tân điện ảnh. Và một hệ thống điện ảnh với đầy đủ các tác nhân: tác động của nhà nước, sự cạnh tranh với phim nước ngoài, vai trò của các hãng phim công, sự ủng hộ hoặc phản đối của khán giả, hệ thống các nhà phê bình, các liên hoan phim và cuối cùng là các nhà làm phim – mối quan hệ của tất cả các yếu tố này đã tạo nên sự vận động đa chiều, “mâu thuẫn để phát triển”.

Sự xuất hiện của Tân điện ảnh Đài Loan có nhiều ý nghĩa biểu tượng trong văn hóa và chính trị. Về nội tại, Tân điện ảnh là một sự hiện thực hóa văn hóa tự trị và một đột phá chính trị, phù hợp với khát vọng văn hóa và ý thức chủ quan của công chúng Đài Loan. Ở bên ngoài, Tân điện ảnh với ngôn ngữ nhân bản được quốc tế hóa đã trở thành một sự hiểu biết về xã hội Đài Loan bên ngoài hòn đảo. Lăng kính điện ảnh đã mở ra trí tưởng tượng của con người về xã hội Đài Loan với một hình thức quyền lực chính trị độc đáo. Một mặt, các bộ phim phản ánh trải nghiệm chung, mang tính phổ quát của xã hội, mặt khác, nó là hiện thân của những trải nghiệm cá nhân và thể hiện tâm lý, khát vọng của mỗi cá nhân trong xã hội.

Tân điện ảnh cũng là dấu mốc đáng tự hào của nền điện ảnh Đài Loan nhờ những đổi mới và đột phá về kĩ thuật, phong cách, nội dung và tư tưởng. Với đại diện tiêu biểu là Hầu Hiếu Hiền và ba bộ phim nổi bật của ông, ta thấy được những thay đổi từ thực tiễn cuộc sống đã hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật như thế nào, và một người sĩ thực sự có thể vận dụng nó để sáng tạo tác phẩm nghệ thuật ra sao. Tinh thần nhân văn và ý thức sâu sắc về quê hương, con người Đài Loan được biểu lộ qua cả hai khía cạnh trong các phim của Hầu Hiếu Hiền: hình thức và nội dung.

Phong cách hiện thực, mang đậm tính cá nhân và cân bằng giữa tính chủ quan – khách quan được lồng khép một cách khéo léo, tinh tế qua ngôn ngữ điện ảnh: trần thuật, âm thanh, dựng phim, thể loại. Những yếu tố kĩ thuật này không phải là chiếc bình hoa trang trí, mà nó đóng vai trò quan trọng để truyền tải những nội dung tư tưởng của tác giả. Đó là cảm nhận, suy nghĩ, sự thấu hiểu về quê hương và con người Đài Loan; đó là cách viết lại một lịch sử đau thương; và đó là cách nhìn nhận một Đài Loan đa chiều, đa dạng.

Giống như các loại hình nghệ thuật khác, môn nghệ thuật thứ bảy đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của một lãnh thổ, không chỉ bởi nó có thể là tấm gương phản ánh xã hội đương đại, mà còn nhờ tiềm năng hình thành nên hình ảnh và văn hóa của nơi đó. Tìm hiểu và phân tích một hiện tượng điện ảnh, văn hóa và chính trị như Tân điện ảnh Đài Loan đòi hỏi một cách nhìn toàn diện, nhiều chiều. Từ các nghiên cứu trên, luận văn hy vọng có thể mở ra những vấn đề, nhận thức có giá trị, không chỉ để nhìn nhận đúng đắn về phim như một nghệ thuật, mà còn nhìn điện ảnh như một yếu tố có thể thay đổi cách nghĩ về thế giới và giúp cuộc sống con người trở nên tốt đẹp và nhân văn hơn.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

Là nghiên cứu học thuật mang tính nền tảng về điện ảnh Đài Loan (cụ thể là thời kì năm 1980) đầu tiên tại Việt Nam

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

- Nghiên cứu so sánh với điện ảnh Việt Nam

- Nghiên cứu so sánh với điện ảnh Trung Quốc (đại lục)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

                                                       INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Tuyet Ngan                     2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/08/1995                                4. Place of birth: Hanoi.

5. Admission decision number: 1765/2018/QĐ-XHNV Date  28/6/2018.

6. Changes in academic process: None

(List the forms of change and corresponding times)

7. Official thesis title: The characteristics of Taiwanese New Cinema through the films of Hou Hsiao Hsien

8. Major: Theory, History, and Criticism of Film and Television

9. Code: 8210232.01

10. Supervisors: Dieu Lan Phuong, PhD, Faculty of Literature.   

(Full name, academic title and degree)

11. Summary of the findings of the thesis:

(Summarize them with stress on the new findings, if any)

As Taiwanese new cinema was shaping and growing from different complex factors, it did not limit itself from being just a cinema movement. Taiwanese new cinema is the result of a profound change that was taking place in Taiwan at the 70s and 80s. It would rather hard for Taiwanese new cinema to have happened without an evolution in political background as well as the transition in ideology towards democracy. Economic development is also the stepping stone that gave Taiwanese new cinema a required backdrop for its advancement. Cultural and social tensions made Taiwanese new cinema to be what it turned out to be. And last but not least, in the whole picture of Taiwanese film industry, including the role of management’s policies, film industries competition, investments of party-owned film companies, audience reception, film festivals, film makers – all had contributed itself to create a dynamic sensation that kept pushing for new grounds.

Taiwanese new cinema can be seen as symbolic in terms of politics and culture. Internally, it is the realization of cultural autonomous and revolutionary political moves which was align with Taiwanese subjective consciousness. Externally, it has given to Taiwan outsiders new understanding of the island thanks to the universal language of cinema. It was cinema that helped create an imagination of Taiwan with an unique political power. On one hand, the films reflect the common experience, on the other hand, it is the manifestation of personal experience and showing the psyche – aspiration side.

The new cinema is also a celebrated milestone for Taiwan due to its ground-breaking sense of style, technique and ideology. With Hou Hsiao Hsien (and his films) being the representative of the movement, we can see how current changes can shape art pieces, and how a real artist can make use of all of the changes to create art. The humane spirit and local consciousness had been demonstrated in two aspects: form and content

Realism style that highlights personal experience, balancing between subjective and objective view was cleverly, subtly presented through different film grammars: narrative, sound, editing, genre. These technical factors weren’t used just for the sake of style, it played an important role in delivering the director’s thoughts and desires, which was his sense of Taiwan as a hometown and the meaning of being Taiwanese; his way of re-writing Taiwanese past; and his view on a hybrid culture and society.

 Like other art forms, the seventh art also contributes greatly into the development of a nation or a territory, not only because it can a reflection of the contemporary society, but also thanks to its potential to create a new image, a new culture for such place. To analyse and to interpret a cinematic, cultural and political phenomenon that is Taiwanese new cinema require comprehensive understanding and perspectives. Hopefully, the thesis’ research can lead up to new knowledge that sees film not only as a true form of art but also an influence that may change world view and create a more sympathetic, gracious and beautiful life.

12. Practical applicability, if any: The first foundation study on Taiwanese cinema (in the era of the 80s in particular) in Vietnam

13. Further research directions, if any:

- Comparative study with Vietnamese Cinema

- Comparative study Chinese (mainland) cinema

14. Thesis-related publications: (List them in chronological order)

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây