Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Bá Lộc 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/06/1956 4. Nơi sinh: TP. Cần Thơ
5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 3379/2017/QĐ-XHNV ngày 19/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập 6 tháng (theo quyết định số 3674/QĐ-XHNV ngày 23 tháng 9 năm 2019.)
7. Tên đề tài luận văn: Hình tượng thiên nhiên trong phim đề tài chiến tranh (trường hợp Cánh đồng hoang và Mảnh trăng cuối rừng)
8. Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình;
9. Mã số: 60210231
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Giang, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thông qua nền tảng mỹ học phim chiến tranh từ khi có nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam đến khi chiến tranh kết thúc (1953-1975), xuất phát từ hướng tiếp cận của mỹ học sinh thái, luận văn đã chỉ ra sự vận động của tính sử thi và tính lãng mạn trong hình tượng thiên nhiên trong hai bộ phim hai bộ phim về đề tài chiến tranh - Cánh đồng hoang (1979) và Mảnh trăng cuối rừng (1980). Luận văn cũng đồng thời phân tích sự thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh các nhân tố cấu thành môi trường sinh thái vùng Đồng Tháp Mười và núi rừng Trường Sơn trong hai phim này.
Bên cạnh sự duy trì một số đặc điểm thuộc mỹ học lãng mạn và sử thi như một quán tính kéo dài từ điện ảnh giai đoạn chiến tranh, với vẻ đẹp kì vĩ, lộng lẫy, giàu sức sống của vùng Đồng Tháp Mười và núi rừng Trường Sơn (đại diện cho sức mạnh dân tộc), cả hai bộ phim này đều có những bước đổi mới quan trọng trong việc đa dạng hóa phương thức tiếp cận và mô tả thế giới tự nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Ở nhiều phương diện thuộc tự sự và ngôn ngữ điện ảnh, thông qua góc nhìn mỹ học sinh thái, hai bộ phim đã khắc họa bức chân dung dễ tổn thương và số phận bị tàn phá của thế giới tự nhiên như là những nạn nhân trực tiếp của sự hủy diệt chiến tranh – như là phía bên kia vốn bị che khuất của tính lãng mạn và âm hưởng sử thi.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Là luận văn đầu tiên trong nước nghiên cứu hình tượng thiên nhiên trong phim chiến tranh Việt Nam từ góc độ mỹ học sinh thái (ecoaesthetics), công trình có giá trị lí luận và thực tiễn cao, đặc biệt trong thời đại khủng hoảng sinh thái toàn cầu và các cuộc chiến tranh nổ ra nhiều nơi trên thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của nhân loại và muôn loài. Luận văn cũng góp thêm một góc nhìn sâu hơn vào một trong những hệ quả vốn thường bị che khuất của chiến tranh: sự tàn phá môi trường sinh thái.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu nữ quyền sinh thái, sinh thái đô thị
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: (Không)
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Ba Loc 2. Sex: Male
3. Date of birth: 20/06/1956 4. Place of birth: Can Tho City
5. Admission decision number: No 3379/2017/QĐ-XHNV Dated: Dec 19th, 2017 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University.
6. Changes in academic process: Extend the learning time by 6 months according to the decision number 3674/QĐ-XHNV Dated September 23rd, 2019.
7. Official thesis title: The natural images in the war movies (the cases of Canh dong hoang and Manh trang cuoi rung)
8. Major: Film – Television theory, history, and criticism
9. Code: 60210231
10. Supervisors: Dr. Hoang Cam Giang, Faculty of Literature, College of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi
11. Summary of the findings of the thesis:
Originating from the approach of eco-aesthetics, through the background of war movie aesthetics from the beginning of the Vietnam Revolution film to the end of the war (1953-1975), the thesis showed the movement of the epic and the romantic features in the natural images in two post-war movies: Canh dong hoang and Manh trang cuoi rung. The thesis also analyzes the cinematography of the factors that constitute the ecological environment of the Plain of Reeds and Truong Son forests in these two films.
Besides maintaining several romantic and epic aesthetic features like the inertia extending from the cinema of the war period, with the majestic beauty and abundant vitality of the region of the Plain of Reeds and Truong Son forests (representing national power), both films have important innovations in diversifying approaches and describing the natural world in the context of a fierce war. In many aspects of narrative and cinematic language, through ecological perspectives, the two films portray the vulnerable and devastating fate of the natural world as the direct victims of war annihilation - as if the other side was obscured by the romantic and epic lights.
12. Practical applicability, if any: Being the first thesis in Vietnam to study Vietnamese cinema from the perspective of eco-aesthetic, it has high theoretical and practical value, especially in the era of global ecological crisis and war broke out in many parts of the world, seriously affecting the living environment of humanity and all species. The thesis also adds a more in-depth insight into one of the often obscured consequences of war: the destruction of the ecological environment.
13. Further research directions, if any: Ecofeminism, urban ecology.
14. Thesis-related publications: (Nope)
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn