Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Trịnh Thị Thanh Mai 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/8/1984
4. Nơi sinh: Thanh Hóa
5. Quyết định công nhận học viên số: 2640/QĐ-XHNV ngày 19/9/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Hợp tác giáo dục đại học giữa việt Nam và Trung Quốc (2009-2018)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 60 31 02 06
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ từ tháng 11 năm 1991 cho đến nay các hình thức hợp tác giáo dục ngày càng đa dạng, nội dung ngày càng phong phú, thành tích thu được ngày càng rõ rệt. Nền giáo dục hai nước Việt Nam và Trung Quốc đi sâu vào rất nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất, dễ nhận thấy nhất vẫn là quan hệ hợp tác giáo dục đại học của hai nước. Vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã chính thức ký Hiệp định tương đương văn bằng giáo dục đại học, làm cơ sở để các văn bằng giáo dục đại học của hai nước được xác thực và công nhận nhanh chóng, cũng như hoạt động trao đổi sinh viên giữa hai nước được thuận lợi và hiệu quả.
Kể từ khi Hiệp định Công nhận tương đương văn bằng giáo dục đại học giữa hai nước có hiệu lực vào ngày 30 tháng 4 năm 2009, các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Trung Quốc có cơ hội giao lưu, hợp tác với nhau nhiều hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo, trong đó có các hình thức: Liên kết đào khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Hợp tác đào tạo song phương, trao đổi sinh viên giữa hai cơ sở giáo dục của hai nước; Trao đổi sinh viên theo diện sử dụng ngân sách nhà nước… Mục đích chính của luận văn là phân tích đánh giá thực trạng hợp tác giáo dục đại học, bao gồm hình thức, nội dung, những thành công và hạn chế trong hợp tác giáo dục đại học giữa Trung Quốc và Việt Nam từ năm 2009 đến 2018, từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quan hệ hợp tác giáo dục đại học và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giáo dục đại học giữa hai nước theo hướng thực chất, hiệu quả hơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và các trường đại học của Việt Nam có thể tham khảo nội dung của luận văn để có thêm tư liệu về hợp tác giáo dục đại học giữa Trung Quốc và Việt Nam
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu sâu hơn về hợp tác giáo dục đại học giữa Trung Quốc và Việt Nam
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Trinh Thi Thanh Mai 2. Sex: Female
3. Date of birth: 27/08/1984 4. Place of birth: Thanh Hoa Province
5. Admission decision number: 2640/QĐ-XHNV Dated 19/9/2018
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Higher education cooperation between Vietnam and China (2009-2018)
8.Major: International relationship 9. Code: 60 31 02 06
10. Supervisors: Prof. Dr. Pham Quang Minh
11. Summary of the findings of the thesis:
Since the normalization of relations from November 1991 up to now, forms of educational cooperation have been increasingly diversified, content has been increasingly abundant, and the achievements have been increasingly clear. The education of the two countries Vietnam and China goes into many aspects but the most prominent, most noticeable is still the university education cooperation relationship of the two countries. On April 30, 2009, the Government of Vietnam and the Chinese Government officially signed the Agreement on Higher Education Equivalence, which serves as a basis for the two countries' higher education diplomas to be validated and quick recognition, as well as effective student exchange activities between the two countries.
Since the Agreement on the Recognition of Higher Education Equivalence between the two countries came into effect on April 30, 2009, Vietnamese and Chinese higher education institutions have the opportunity to exchange and cooperate with There is more to each other, especially in the field of training, including the following forms: Joint training when approved by the Ministry of Education and Training; Cooperating in bilateral training, exchanging students between two educational institutions of the two countries; Exchange students under the state budget ... The main purpose of the thesis is to analyze and assess the reality of higher education cooperation, including the form, content, successes and limitations in cooperation. Higher education between China and Vietnam from 2009 to 2018, thereby raising awareness of the importance of higher education cooperation and proposing some solutions to further enhance cooperation in education. higher education between the two countries in the direction of substantive and more effective.
12. Practical applicability, (if any): Vietnamese Communist Party, State, research units and universities can refer to the content of the dissertation to get more materials on higher education cooperation between China and Vietnam.
13. Further research directions, (if any): Further research on higher education cooperation between China and Vietnam
14. Thesis-related publications: None
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn