TTLV: Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành

Chủ nhật - 19/04/2020 22:09

1. Họ và tên học viên: Đào Thu Hằng               2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/11/1993

4. Nơi sinh: Trung Văn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1722/2018/QĐ-XHNV, ngày 22 tháng 6 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                   Mã số: 60310401

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đố kỵ là sự nảy sinh các cảm xúc tiêu cực khi so sánh mình với người khác do cá nhân không có những phẩm chất, thành tích hay sở hữu những thứ vượt trội của người khác mà cá nhân mong muốn có được.

Nghiên cứu đã chỉ ra được rằng mức độ đố kỵ theo phạm vi cụ thể ở người đầu tuổi trưởng thành là khá thấp, mức độ đố kỵ vô hại và nguy hại ở mức trung bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cá nhân có những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực khi so sánh bản thân với người hơn mình đều hình thành một trong hai xu hướng là nâng cao vị thế của bản thân hoặc hạ thấp vị thế của người bị đố kỵ. Trong các lĩnh vực đố kỵ, chỉ có đố kỵ vô hại tương quan thuận có ý nghĩa với cảm nhận hạnh phúc. Điều đó chứng tỏ mức độ đố kỵ vô hại tăng cũng góp phần thúc đẩy cá nhân vươn lên trong so sánh với mọi người. Sự đố kỵ vô hại nếu được sử dụng đúng cách, có thể là một động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Đây cũng là một yếu tố tích cực.

Các yếu tố như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến tính đố kỵ của người đầu tuổi trưởng thành. Cụ thể, về giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy tính đố kỵ ở nam giới cao hơn nữ giới; về độ tuổi, tính đố kỵ ở nhóm tuổi từ 36 đến 45 cao hơn một cách có ý nghĩa so với tính đố kỵ ở nhóm tuổi từ 20 đến 35; về trình độ học vấn, những người đầu tuổi trưởng thành có trình độ trung học phổ thông có xu hướng đố kỵ vô hại và nguy hại nói chung cao hơn so với những người có trình độ đại học, sau đại học.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các lĩnh vực đố kỵ không có mối tương quan nào với cảm nhận hạnh phúc. Đố kỵ nguy hại cũng không có mối tương quan nào với cảm nhận hạnh phúc. Theo chúng tôi, kết quả này có thể bắt nguồn từ việc những người tham gia nghiên cứu nhìn chung có mức độ đố kỵ thấp, mức độ đố kỵ nguy hại cũng rất thấp, nên cũng không gây ảnh hướng tiêu cực nào đối với cảm nhận hạnh phúc nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã cung cấp một bức tranh tổng quan về tính đố kỵ ở người đầu tuổi trưởng thành cũng như những yếu tố ảnh hưởng. Từ đó cho thấy việc giảm tính đố kỵ nguy hại và tăng cảm nhận hạnh phúc ở người đầu tuổi trưởng thành là rất quan trọng. Các cá nhân cần nhìn nhận vấn đề một cách tích cực trên các phương diện khác nhau, tránh sự phiến diện trong việc đánh giá về người khác, đặc biệt là những người hơn mình. Ngoài ra, cá nhân cần tự nhận thức và đánh giá về khả năng của bản thân một cách đúng đắn, tránh tự tin thái quá dẫn đến nảy sinh cảm xúc đố kỵ nguy hại do bản thân không công nhận khả năng cũng như thành công của người khác.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nên có những nghiên cứu tiếp theo ở các nhóm xã hội khác nhau, đặc biệt là đối với những lĩnh vực hoạt động có mức độ cạnh tranh cao.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

                                                             INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Dao Thu Hang                           2. Sex: Female

3. Date of birth: 28th  November 1993                                    

4. Place of birth: Trung Van – Nam Tu Liem – Ha Noi

5. Decision of student recognition No: 1722/2018/QĐ-XHNV of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                              

7. Official thesis title: Study the Envy in Early Adults

8. Major:  Psychology                                Code: 60310401

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Truong Thi Khanh Ha

10. Summary of the theses results:

Envy is the psychological characteristic that is aroused negative emotions in comparing of someone to another people. Envy is often occurred when the individual does not have the qualities, achievements or possesses the superiority of others that the individual desires.

Research has shown that the level of specific envy in the early adults is quite low, the level of benign and malicious envy in average. Research results show that individuals who have negative emotional experiences in comparing themselves with others have two trends: enhancing themselves’ status or lowering the status of the others. In the domains of envy, only benign envy is positively correlated with the subjective well-being. This proves that the level of benign envy also contributes to motivating individuals to developing activities in comparison with other people. Benign envy can be a powerful impetus if it can be used properly, so benign envy can also be a positive factor.

Demographic factors such as gender, age, education level have affected on the envy of early adults. In terms of gender, research results show that envy is higher in men than women; in terms of age, envy in the age group of 36 to 45 is significantly higher than in the age group of 20 to 35; In terms of educational attainment, those who have graduated secondary school are more likely to be benign and malicious envy than those who have university or postgraduate degrees.

Research results show that al domains of envy have no correlation with subjective well-being. Malicious envy also has no correlation with subjective well-being. In our opinion, this result may stem from that the participants generally have low levels of envy, the level of malicious envy is also very low, so it can not cause negative effects on subjective well-being in general.

11. Practical applicability:

With the results obtained from the process of theoretical and practical research, the thesis provides the situation of the envy of early adults as well as the influencing factors. The results show that it is important to reduce the malicious envy and increase the well-being in early adulthood. Individual needs to see the problem in a positive way and in different ways, avoiding the negative judging about others, especially those who are better than themselves. In addition, individuals need to recognize and evaluate their ability in the right way, avoiding overconfidence, leading to the arising of malicious envy feelings from unable to accept the ability and success of others.

12. Further research directions, if any: Further research should be carried out in different social groups, especially in areas of highly competitive activities.

13. Thesis-related publications: None                      

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây