TTLV: Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo của bố mẹ và hành vi ứng xử của họ đối với con cái.

Thứ ba - 04/12/2018 02:01

1. Họ và tên học viên: Lưu Thị Hồng                                 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 05/03/1993

4. Nơi sinh: Hưng Đạo - Hưng Nguyên - Nghệ An

5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo của bố mẹ và hành vi ứng xử của họ đối với con cái.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                          Mã số: 60310401

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái”, chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Đa số khách thể có niềm tin vào giáo lý Nhân quả và Tứ diệu đế trong Phật giáo. Đồng thời, họ có khả năng vận dụng vào hành vi ứng xử với con cái trong gia đình, trong đó những hành vi mang tính tích cực được sử dụng khá thường xuyên trong giáo dục đạo đức - lối sống, công việc - học tập hay giao tiếp với con. Ngược lại, những hành vi có tính chất áp đặt, độc đoán giảm xuống.

- Có sự khác biệt trong  giới tính về niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ.  Thông thường, mẹ là người có mức độ tương tác với con cái nhiều hơn, họ sử dụng những hành vi mang tính tích cực nhiều hơn  với con.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

   Ứng xử với con cái là một kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi người, kỹ năng này có thể có được thông qua học hỏi, rèn luyện và thực tập trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhóm tác giả đề xuất việc tìm hiểu, biết và vận dụng luật nhân quả, Tứ diệu đế vào đời sống như một phương pháp để cân nhắc, điều chỉnh hành vi của bố mẹ đối với con cái để nâng cao những hành vi tích cực, giảm bớt những hành vi tiêu cực, nhằm tạo một mối quan hệ tôn trọng, dân chủ trên nền tảng tình yêu thương con cái của mỗi bậc cha mẹ.

  • Đối với các thiền viện, chùa

Các thiền viện, nhà chùa có thể tạo điều kiện mở các khóa tu, các khóa học và thực tập thiền kết hợp giảng pháp với nhiều đối tượng khác nhau như trẻ em, học sinh, người trưởng thành, cho đối tượng là các thành viên trong gia đình để họ có thể học tập, rèn luyện cho mình những nhận thức về luật Nhân quả trong cuộc sống, về cách thức thoát khỏi những mâu thuẫn, khó khăn trên hành trình cuộc đời, từ đó dẫn đến sự thay đổi tích cực về mặt hành vi.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn nữa “Mối liên hệ giữa niềm tin vào giáo lý Phật giáo và hành vi ứng xử của bố mẹ đối với con cái”.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Luu Thi Hong                                             2. Sex: Female

3. Date of birth: 5th  March 1993                                     

4. Place of birth: Hung Dao - Hung Nguyen - Nghe An

5. Decision of student recognition No: 4295/2016/QĐ-XHNV- ĐT of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                               

7. Official thesis title: The relationship between belief in Buddhist doctrine and parental behavior towards children

8. Major: Psychology                                                            Code: 60 31 04 01

9. Supervisors: Dr. Tran Thu Huong

10. Summary of the theses results:

            From the results of theoretical and practical studies on "The relationship between belief in Buddhist doctrine and parental behavior towards children”, we have some conclusions:

- Most of people have faith in the doctrine of Causality and the Four Noble Truths in Buddhism. Besides, they are capable of manipulating behaviors with their children in the family, in which positive behaviors are used quite frequently in moral education - lifestyle, work - learning or communicate with the child.

- There is gender difference in belief in Buddhist doctrine and parental behavior. Mothers are more likely to interact with their children, using more positive behaviors with their children.

11. Practical applicability:

            - With parents and children

            Interacting with children is a very important skill for every person, and this skill can be acquired through learning, practicing in daily life. The authors propose to study, understand and apply the doctrine of Causality, the Four Noble Truths to life as a method to consider and regulate the behavior of parents towards children in order to improve positive behaviors. Reduce negative behaviors, create a respectful and democratic relationship based on parent love for their children.

            - For monasteries, pagodas

Monasteries and pagodas can facilitate the opening of retreats, courses and meditation practice combining various disciplines such as children, students, adults, They can learn and practice their own perceptions of the doctrine of Causality,  how to escape conflicts and difficulties of life's journey, which leads to change positively in behavior.

12. Further research directions, if any:

            If we have more condition and time, we would expand the range of research to clarify more  about “The relationship between belief in Buddhist doctrine and parental behavior towards children”.

13. Thesis-related publications: None                       

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây