TTLV: Nghệ thuật múa rối bóng ở Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp Wayang Kulit (Indonesia), so sánh với Wayang Kulit Kelantan (Malaysia) và Nang Yai (Thái Lan)

Thứ hai - 28/11/2022 03:36
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Mai Phương                                2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/01/1998
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 2168/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật múa rối bóng ở Đông Nam Á: Nghiên cứu trường hợp Wayang Kulit (Indonesia), so sánh với Wayang Kulit Kelantan (Malaysia) và Nang Yai (Thái Lan).
8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới                                                            Mã số: 8229010.03
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Thủy, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
       Luận văn tập trung trình bày, lý giải các đặc điểm về lịch sử hình thành, phát triển của nghệ thuật múa rối bóng ở Đông Nam Á với trường hợp nghiên cứu điển hình là Wayang Kulit ở Indonesia trong sự đối sánh với Wayang Kulit Kelantan ở Malaysia và Nang Yai ở Thái Lan. Wayang Kulit là hình thức nghệ thuật múa rối bóng truyền thống của đất nước Indonesia, là sản phẩm kết hợp năm yếu tố con rối (wayang), âm nhạc (gamelan), tâm linh (kulit), thần thoại (lakon) và kể chuyện (dalang). Qua việc nghiên cứu về bản chất và cách thức triển khai hoạt động biểu diễn, luận văn đưa ra nhận định cụ thể rằng Wayang Kulit là sự tích hợp hoàn chỉnh của yếu tố bản địa (Mã Lai) với yếu tố ngoại sinh (Ấn Độ) tạo nên một nét đặc trưng riêng biệt trường tồn xuyên suốt lịch sử Indonesia. Trong đó, yếu tố bản địa giữ vai trò nền tảng, chất liệu, còn yếu tố ngoại sinh là hồn cốt, sức sống đưa Wayang Kulit từ một tập tục dân gian trở thành một loại hình nghệ thuật đại diện cho Đông Nam Á và nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong một cái nhìn đối sánh giữa nghệ thuật múa rối bóng Wayang Kulit ở Indonesia với Wayang Kulit Kelantan ở Malaysia và Nang Yai ở Thái Lan, chúng ta có thể hình dung ra những sự tương đồng và dị biệt trong các loại hình múa rối cùng đại diện cho khu vực Đông Nam Á. Sự tương đồng có thể nhận thấy trực tiếp nhất là cùng chung cách thức biểu diễn khi kết hợp hài hòa giữa vai trò của người kể chuyện – điều khiển rối với dàn nhạc phụ trợ và yếu tố ánh sáng. Sự tương đồng còn được thể hiện qua những giá trị tinh hoa văn hóa, thẩm mỹ chung được thừa hưởng từ nguồn gốc nghệ thuật Ấn Độ, đề cao, trân trọng những giá trị nhân văn cao cả, hướng tới cái thiện, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác, người ở hiền sẽ luôn luôn được ban phước lành. Bên cạnh những nét tương đồng, giữa ba loại hình nghệ thuật của Đông Nam Á còn có những nét dị biệt được quy định bởi yếu tố văn hóa bản địa, thể hiện nét đặc sắc của từng quốc gia và đáp ứng nhu cầu thực tế trong đời sống tín ngưỡng, nghệ thuật của cư dân mỗi nước.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
          Luận văn lý giải được vì sao nghệ thuật múa rối bóng Wayang Kulit lại có tầm ảnh hưởng quan trọng trên mọi lĩnh vực của xã hội Indonesia và giữ được sức thu hút trường tồn cùng thời gian xuyên suốt gần hai mươi thế kỷ hình thành và phát triển. Qua đó, luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các đơn vị biểu diễn, đơn vị quản lý văn hóa trong bối cảnh xã hội nhiều môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đang dần bị mai một. Luận văn cũng đại diện cho một hướng nghiên cứu liên ngành mới khi tập trung nghiên cứu một bộ môn nghệ thuật, hình thức biểu diễn dưới góc nhìn lịch sử, với tư cách của một thành tố lịch sử. Luận văn có thể được xem như tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy về Lịch sử Thế giới nói chung và lịch sử Đông Nam Á nói riêng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
          Từ những nghiên cứu về nghệ thuật múa rối bóng ở Đông Nam Á mà điển hình là Wayang Kulit ở Indonesia, trong tương lai, học viên sẽ tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu về lịch sử các hiện tượng, giá trị văn hóa – nghệ thuật ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Bên cạnh đó, những nghiên cứu so sánh giữa các giá trị văn hóa, nghệ thuật, dân tộc của các khu vực cũng sẽ được nghiên cứu bổ sung thêm.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Nguyen Mai Phuong                    . 2. Sex: Female
3. Date of birth: 26th January 1998                                   4. Place of  birth: Ha Noi   
5. Admission decision number: 2168/QĐ-XHNV dated 19th November 2020
6. Changes in academic process:              
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Shadow puppetry in Southeast Asia: A case study of Wayang Kulit (Indonesia), comparison with Wayang Kulit Kelantan (Malaysia) and Nang Yai (Thailand).
8. Major: World History                                         Code: 8229010.03  
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Thuy, Faculty of History, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 
10. Summary of the findings of the thesis:
            The thesis focuses on presenting and explaining the characteristics and the history of the formation and development of shadow puppetry in Southeast Asia with the case study of Wayang Kulit in Indonesia in a comparison with Wayang Kulit Kelantan in Malaysia and Nang Yai in Thailand. Wayang Kulit is a traditional shadow puppetry art form of Indonesia, a product that combines five elements of puppetry (wayang), music (gamelan), spirituality (kulit), mythology (lakon) and storytelling (dalang). Through the study of the implementation of performance activities, the thesis makes a specific statement that Wayang Kulit is a complete integration of indigenous elements (Malay) with exogenous elements (Indian) to create a distinctive feature that endures throughout Indonesian history. In particular, the indigenous element plays the fundamental role, the material, while the exogenous factor is the soul and vitality, bringing Wayang Kulit from folk conventionality to an art form representing Southeast Asia and to become famous worldwide. By comparing the shadow puppetry of Indonesian Wayang Kulit with Malaysian Wayang Kulit Kelantan and Thai Nang Yai, we can see the similarities and differences in the types of puppetry representing Southeast Asia. The most directly noticeable similarity is the same performance method when harmoniously combining the role of the narrator-puppeteer with an auxiliary orchestra and lighting. The similarity is also reflected in the cultural quintessence and common aesthetic values inherited from the Indian artistic origin, upholding and respecting the noble human values in society, towards the good, good will always triumph over evil, and the righteous will always be blessed. In addition to those very common similarities, among the three art forms of Southeast Asia, there are also very specific differences that are regulated by the indigenous cultural factors of each land, showing the unique characteristics of each region and meeting the actual needs of the religious and artistic life of the residents.
11. Practical applicability, if any:
            The thesis explains why Wayang Kulit shadow puppetry has an important influence on all areas of Indonesian society and retains its lasting attraction throughout nearly twenty centuries of formation and development. Thereby, it is possible to draw lessons for performance units and cultural management units in the context of a society where many traditional arts of Vietnam are gradually disappearing. The thesis also represents a new interdisciplinary research direction when focusing on studying an art discipline, a performance form from a historical perspective, as a historical element. The thesis can be seen as a document for researching and teaching about World History in general and Southeast Asian history in particular.
12. Further research directions, if any:
From studies on shadow puppetry in Southeast Asia, typically Wayang Kulit in Indonesia, in the future, students will continue to pursue research on the history of phenomena, cultural, artistic values in Southeast Asia and in the world. In addition, comparative studies between the cultural, artistic and ethnic values of the regions will also be further studied.
13. Thesis-related publications:
 

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây