TTLV: Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương

Thứ tư - 30/11/2022 20:35
1. Họ và tên học viên: PHAN TRUNG HIẾU           2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 17/2/1982.
4. Nơi sinh: Xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617, ngày 4  tháng 12  năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 24 tháng , từ 5/12/2020 đến 4/12/2022.
7. Tên đề tài luận văn: “Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trên sóng truyền hình địa phương”
8. Chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng  ; Mã số: 8320101.01 (UD)
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Thị Mỵ - Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng, Tổng biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long sản xuất nhiều chương trình truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu, nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng. Nội dung chính bao gồm: thông tin dự báo thời tiết gắn với diễn biến tác động đối với sản xuất; các giải pháp thích ứng; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
- Truyền hình chuyên đề về biến đổi khí hậu được bố trí ở nhiều khung giờ phát sóng, thu hút được nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Nhiều chương trình tạo được nguồn thu qua các đơn vị tài trợ. Nội dung thiếu những nội dung phân tích sâu về nguyên nhân, biểu hiện của biến đổi khí hậu mà chỉ tập trung vào các giải pháp thích ứng đối với sản xuất, chủ yếu tập trung trên lĩnh vực nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng chuyên đề truyền hình về biến đổi khí hậu trên sóng truyền hình địa phương: Nội dung cần thêm những kiến thức chuyên sâu về biến đổi khí hậu, bao gồm tác động đến các hoạt động khác của đời sống kinh tế - xã hội ở ĐBSCL. Cần đổi mới kết cấu chương trình theo hướng sinh động, hấp dẫn hơn, tăng sử dụng ngôn ngữ đồ họa, kết hợp thông tin và hình ảnh trong các chương trình có cung cấp thông tin về thời tiết, thủy văn. Cần giới thiệu chương trình trước khi phát sóng để khán giả biết theo dõi. Khi phát sóng trên các nền tảng khác nhau thì cần biên tập lại kết cấu chương trình phù hợp với từng đối tượng khán giả.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Sản xuất các chuyên đề về biến đổi khí hậu trên sóng truyền hình địa phương, cụ thể là ở Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có


 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name : Phan Trung Hiếu                   2.Sex: Man
3. Date of birth: 17/02/1982 .                           4. Place of  birth: Tuong Loc Commune, Tam Binh District, Vinh Long Province.
5. Admission decision number: 3617  Dated: December 4, 2018 Rector of University of Social Sciences and Humanities, VNU.
6. Changes in academic process: Extended for 24 months, from December 5, 2020 to December 4, 2022
7. Official thesis title: “Television series on climate change in the Mekong Delta region on local television"”.
8. Major: Journalism        9. Code: 8320101.01 (UD)
9. Supervisors: Dr. Pham Thi My - Deputy Director of the Institute of Health and Environment for the Community, Editor-in-Chief of the Journal of Health and Environment.
10. Summary of the findings of the thesis:
- Some theoretical and practical issues: Vinh Long Radio and Television Station produces many thematic television programs on climate change with rich content and diverse forms of expression. The main contents include: weather forecast information associated with developments affecting production; adaptive solutions; environmental protection in agricultural production.
- Thematic television on climate change is arranged in many broadcast time frames, attracting many different audiences. Many programs generate revenue through sponsors. The content lacks in-depth analysis on the causes and manifestations of climate change, but only focuses on adaptive solutions for production, mainly focusing on the agricultural sector.
- Proposing a number of solutions to improve the quality of television topics on climate change on local television: The content needs more in-depth knowledge about climate change, including impacts on other activities of socio-economic life in the Mekong Delta. It is necessary to renovate the program structure in a more vivid and attractive way, increasing the use of graphic language, which combines information and images in programs that provide information about weather and hydrology. It is necessary to introduce the program before broadcasting so that the audience knows how to watch. When broadcasting on different platforms, it is necessary to edit the program structure to suit each audience.
11. Practical applicability, if any: Producing topics on climate change on local television, especially at Vinh Long Radio and Television Station.
12. Further research directions, if any: Do not have
13. Thesis-related publications: Do not have

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây