Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quỳnh Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/03/1993
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu văn bản tục lệ phủ Yên Lãng (thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội)
8. Chuyên ngành: Hán Nôm. Mã ngành: 60.22.01.04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Khoái, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo cứu văn bản tục lệ chữ Hán ở 63 thôn xã của phủ Yên Lãng xưa – huyện Mê Linh ngày nay, thuộc ký hiệu AFa7/6 – AFa7/18 do Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) sưu tầm vào năm 1920, hiện lưu trữ tại VNCHN. Luận văn với 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về phủ Yên Lãng và văn bản tục lệ của phủ Yên Lãng
- Chương 2: Đặc điểm văn bản tục lệ phủ Yên Lãng
- Chương 3: Giá trị văn bản tục lệ phủ Yên Lãng
Điểm mới của luận văn: (1) Lần đầu tiên tiến hành khảo sát toàn bộ văn bản tục lệ chữ Hán của phủ Yên Lãng trên phương diện hình thức và nội dung, đồng thời lập danh mục tục lệ cả các thôn xã trong phủ; (2) Phản ánh nhiều mặt hoạt động của người dân phủ Yên Lãng trong quá khứ, đặc biệt là những thông tin về khuyến nông, khuyến học và việc bài trừ các tệ nạn xã hội; (3) Tư liệu trong luận văn góp phần làm căn cứ cho việc xây dựng hương ước mới của người dân huyện Mê Linh ngày nay.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Làm nguồn tư liệu gốc cho việc biên soạn địa chí huyện Mê Linh cũng như của các làng xã trong huyện.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu về tục lệ của huyện Đông Anh – tức số văn bản tục lệ còn lại của tỉnh Phúc Yên cũ.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Nguyễn Quỳnh Anh (2015), “Giới thiệu một bản tục lệ liên quan đến học tập thuộc giai đoạn cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1909-1919)”, Thông báo Hán Nôm học 2015, Nxb. Thế Giới, Hà Nội, tr.27-33.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Quynh Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 25/03/1993 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3683/2015/QD-XHNV dated 31/12/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University
6. Changes in academic progress: None
7. Official thesis title: Reseaching traditional custom documents of Yen Lang District (now belongs to Me Linh District, Hanoi City)
8. Major: Sino-Nom Code: 60.22.01.04
9. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Khoai, University of Social Sciences and Humanaties
10. Summary of the findings of the thesis:
In this thesis, we have researched on traditional custom documents of 63 villages of the ancient Yen Lang district (Me Linh district now). They are under the code AFa7/6 to AFa7/18 and was collected by the Far East School (EFEO) in 1920, now currently preserved in Institue of Hán – Nôm Studies. The thesis has 3 chapters:
Chapter 1: Overview of Yen Lang District and Yen Lang’s traditional custom documents
Chapter 2: Characteristics of Yen Lang’s traditional custom documents
Chapter 3: The value of Yen Lang’s traditional custom documents
3 new features of the thesis: (1) The first examination of the entire Han script of the Yen Lang’s traditional custom documents in terms of form and content, and a list of the traditional village in the district. (2) Reflecting many aspects of Yen Lang people in the past, especially information on agricultural encouragement, study promotion and the elimination of social evils; (3) The material in the thesis contributes to the development of the new convention of Me Linh people today.
11. Practical applicability:
This thesis will become the original sources for the compilation of Me Linh district as well as the villages in the district.
12. Further research directions:
Continuing to research on the traditional custom documents of Dong Anh district, as well as the rest of the traditional custom documents of the old Phuc Yen province.
13. Memoir:
Nguyen Quynh Anh (2015), "Introducing a school-related traditional custom document that is part of the Han educational reform (1909-1919)", Thong bao Han Nom hoc 2015, Publishing house The Gioi, Hanoi, p. 27-33.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn