Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Kim Anh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 19/11/1985
4. Nơi sinh: Ba Vì, Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 12 tháng
7. Tên đề tài luận văn: Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên Tập tạp chí Người làm báo
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu và đưa ra một số kết quả cơ bản như sau:
Trong chương 1, tác giả đã đưa ra một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: điện thoại di động, mobile journalism (báo chí di động) và kỹ năng làm báo bằng điện thoại di động. Ngoài ra, một phần vô cùng quan trọng đó là hệ thống lý luận về hội tụ truyền thông - xu thế báo chí mà đề tài đề cập đến.
Trong chương 2, luận văn đi vào phân tích thực trạng kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động ở ba tờ báo lớn: Vietnamplus, Zingnews và Vietnamnet. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa thêm nhiều mẫu khảo sát từ các tờ báo điện tử khác nhằm tăng hàm lượng khoa học cho luận văn. Đồng thời, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu xã hội học (khảo sát bằng bảng hỏi với 200 phóng viên, nhà báo, chuyên viên truyền thông có tác nghiệp báo chí) và phỏng vấn sâu với 8 chuyên gia, nhà báo am hiểu kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động. Từ đó, đánh giá chung về thực trạng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông.
Qua đây làm cơ sở đề ra những kiến nghị khoa học ở chương 3.
Chương 3, tác giả đưa ra xu hướng phát triển mobile journalism và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tác nghiệp bằng điện thoại di động.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đưa ra những thành công và hạn chế còn tồn tại ở các báo khảo sát, từ đó đề xuất nâng cao hiệu quả tác nghiệp bằng điện thoại di động để nâng cao chất lượng báo chí và cập nhật xu hướng mới của báo chí hiện đại.
Bên cạnh đó, luận văn cũng bổ sung tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho ngành báo chí và truyền thông về các vấn đề liên quan.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
Bài viết: “Kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông” trên Tạp chí Người làm báo, tháng 12
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Kim Anh 2. Sex: Female
3. Date of birth: 19/11/1985 4. Place of birth: Ba Vi, Ha Noi
5. Admission decision number: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH, Date: 31/12/2014 retor of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi
6. Changes in academic process: The second extensions of the thesis
7. Official thesis title: Journalist's mobile utilization ability in the trend of media convergence
8. Major: Journalism Code: 60.32.01.01
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Thanh Loi - Chef Editor of magazine Journalism
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis focuses on research and gives some basic results as follows:
In Chapter 1, the author presents a number of concepts related to research topics such as mobile phones, mobile journalism and journalistic skills through mobile phones. In addition, the author also present the theoretical system of "media convergence" which is a very important concept of the press trend that the subject is talking about.
In Chapter 2, the thesis analyzes the current state of mobile journalistic skills in three major newspapers: Vietnamplus, Zing news and Vietnamnet. Besides, the survey templates from other online newspapers have been added to increase the scientific content for the thesis. Simultaneously, there is also the sociological research method (questionnaire survey with 200 reporters, journalists, PR specialists) and in-depth interviews with 8 experts and journalists who understand how to work with mobile phones, in order to create a general assessment of the status of mobile phones by journalists in the trend of media convergence.
This provides the basis for scientific recommendations in Chapter 3.
In Chapter 3, the author outlines the development of mobile journalism and gives out solutions to improve efficiency of mobile journalistic skills.
11. Practical applicability, if any:
The thesis point out the successes and limitations that exist in the object of the research, thereby proposing to improve the efficiency of the mobile phone’s utilization to improve the quality of the press and to update the new trends of the modern Journalism.
In addition, the thesis also adds materials for research and teaching to related fields in journalism and media.
12. Further research directions, if any: Undefined
13. Thesis-related publications:
Article: “Journalist's mobile utilization ability in the trend of media convergence” on the Magazine Journalism
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn