TTLV: Nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in Phật giáo trong phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Bắc Việt Nam (1924 – 1954)

Thứ sáu - 08/12/2017 00:28

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Đình Hưng

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/08/1991

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV ngày 31/12/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu hiện tượng đa hành văn tự ở các bản in Phật giáo trong phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Bắc Việt Nam (1924 – 1954)

8. Chuyên ngành: Hán Nôm.             Mã ngành: 60.22.01.04

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Cường, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn này tập trung vào tìm hiểu hiện tượng đa hành văn tự Hán – Quốc ngữ, Nôm – Quốc ngữ trong các văn bản in Phật giáo giai đoạn chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc 1924 – 1954.

Luận văn được bố cục làm 2 chương với những kết quả tương ứng:

- Chương 1: Lược sử đa hành văn tự ở Việt Nam và bối cảnh ngữ văn Phật giáo đầu thế kỉ 20

Nội dung chương 1 trình bày về các hiện tượng đa hành trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam nói chung, trong các văn bản Phật giáo trước thế kỉ 20, và những thay đổi xã hội đầu thế kỉ 20 ở Việt Nam ảnh hưởng tới ngữ văn Phật giáo.

- Chương 2: Đa hành văn tự trong văn bản in Phật giáo ở miền Bắc giai đoạn 1924 – 1954

Trong chương 2 này, chúng tôi tiến hành trình bày cơ sở lý thuyết rồi phân loại hiện tượng đa hành văn tự, và nghiên cứu các trường hợp của hiện tượng này có trong các văn bản in Phật giáo 1924 – 1954. Sau khi có cái nhìn cụ thể về từng trường hợp đa hành văn tự, hiện tượng đa hành văn tự Phật giáo 1924 – 1954 được đặt vào trong lịch sử đa hành văn tự Việt Nam để nhìn nhận ra những sự kế thừa và thay đổi.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Giới thiệu các văn bản đa hành Phật giáo có giá trị có thể tái bản lại.

- Làm cơ sở khoa học để xuất bản những bản in đa hành văn tự Phật giáo mới, phục vụ cho giáo dục Phật giáo.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu nghiện tượng đa hành văn tự trong bản in Phật giáo ở các khu vực khác của Việt Nam.

- Nghiên cứu các văn bản đa hành văn tự Phật giáo theo hướng phiên dịch học.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

a. Bài tạp chí:

- “Nghiên cứu phiên dịch Hán Nôm tài liệu Phật giáo qua đối chiếu hai bản dịch Uy nghi thành thơ lục bát”, Tạp chí Hán Nôm, số 3(142)/2017, tr. 65 – 78.

- Nguyễn Tuấn Cường, Nguyễn Đình Hưng, “Đa hành văn tự Hán, Nôm, Quốc ngữ trong văn bản ngữ văn cổ điển Việt Nam” [Multi-scripts of Sinograph, Nom Script, and Romanized Script in Vietnam’s Classical Texts”] paper for 3rd International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies & 8th International Conference on Taiwanese Romanization, National Cheng Kung University, Tainan, November 12-14, 2016.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Dinh Hung               2. Sex: Male

3. Date of birth: 12/08/1991                       4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 3683/2015/QD-XHNV dated 31/12/2015 of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

6. Changes in academic progress: None

7. Official thesis title: Multi-scripts of Buddhist Texts in the Buddhist Revival movement Northern Vietnam (1924-1954)

8. Major: Sino-Nom                                     Code: 60.22.01.04

9. Supervisor:. Dr. Nguyen Tuan Cuong, Institute of Han Nom studies

10. Summary of the findings of the thesis:

This thesis focuses on the Multi-scripts of Sinograph - Romanized Script, Nom Script - Romanized Script in Buddhist Texts in the Buddhist Revival movement in Northern Vietnam during 1924-1954.

The thesis consists of 2 chapters  with corresponding results:

Chapter 1: The history of Multy scripts in Vietnam and the Buddist litterature context in the early decades of the 20th century

In this chapter, we presents the Multi-scripts phenomena in Vietnamese classical literary texts, in Buddhist texts before the 20th century and the early 20th century social changes in Vietnam, which caused influences to the Buddhist literature.

Chapter 2: Multi-scripts of Buddhist Texts in Northern Vietnam during the period of 1924-1954

In this chapter, we examine the  theoretical framework and then classify Multi-scripts and study all the circumstances in Buddhist Texts during 1924-1954.

After having a detailed view on each of the Multi-scripts cases, the Buddhist Multi-scripts phenomenon of 1924 - 1954 was placed in the history of Vietnam’s Multi-scripts to recognize the inheritance and change.

11. Practical applicability:

- Introduction of many Buddhist Multi-scripts are of great values which may republish.

- To make it a scientific basis to publish new Buddhist Multi-scripts, and to serve Buddhist education.

12. Further research directions:

- Buddhist Multi-scripts in other regions of Vietnam

- Buddhist Multi-scripts on

13. Thesis-related publications:

- “Study the translation of Buddish texts from Sino into Nom by comparing two translations of  Uy Nghi in six-eight verse form”, Han Nom Review, No.3/142 (2017), p. 65 – 78).

- Nguyen Tuan Cuong, Nguyen Dinh Hung, “Multi-scripts of Sinograph, Nom Script, and Romanized Script in Vietnam’s Classical Texts”, paper for 3rd International Conference on Vietnamese and Taiwanese Studies & 8th International Conference on Taiwanese Romanization, National Cheng Kung University, Tainan, November 12-14, 2016. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây