TTLV: Quan hệ văn hoá giữa Liên bang Nga và ASEAN: Trường hợp Việt Nam và Indonesia (1991-2016)

Thứ sáu - 08/12/2017 00:33

    THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Natalia Kornienko

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/09/1993

4. Nơi sinh: Liên bang Nga

5. Quyết định công nhận học viên số: 3739/QĐ-XHNV Ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

7. Tên đề tài luận văn: Quan hệ văn hoá giữa Liên bang Nga và ASEAN: Trường hợp Việt Nam và Indonesia (1991-2016)

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                        Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Quang Minh

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Quan hệ văn hóa trong ngoại giao hay ngoại giao văn hóa là một trong những hình thức ngoại giao kiểu mới, đóng vai trò là "quyền lực mềm" được các quốc gia sử dụng linh hoạt. Trong các quan hệ quốc tế cận đại và hiện đại, nước Nga luôn nhất quán rằng các vấn đề hợp tác văn hóa có tầm quan trọng then chốt. Bối cảnh quốc tế và những biến động nội tại trong phạm vi quốc gia cho thấy việc hợp tác nói chung, hợp tác văn hóa nói riêng với các nước ASEAN là nhu cầu thực sự cần thiết, là mối quan hệ hai chiều đem lại lợi ích cho các bên trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.

Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ giữa LB Nga và ASEAN phát triển khá muộn màng, ngoại trừ quan hệ song phương với Việt Nam và Indonesia hình thành trên nền móng quan hệ quân sự và kinh tế trong thời chiến. Kể từ khi thiết lập mối quan hệ từ năm 1996, mặc dù còn nhiều thách thức nhưng cả Nga và ASEAN đã củng cố và nâng tầm quan hệ thành Đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa, nổi bật là các hoạt động giao lưu thanh niên, tăng cường hợp tác giao lưu di sản văn hóa, thúc đẩy thành tựu văn hóa ngôn ngữ Nga...

Quan hệ giữa Việt Nam và Nga ngày nay được kế thừa trên thành tựu ngoại giao lịch sử. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt thành tựu nổi bật, từ những năm 50 của thế kỷ XX cho tới nay, nhiều thế hệ cán bộ, học sinh Việt Nam đã được sang Xô Viết đào tạo. Từ sau năm 1991, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và LB Nga không ngừng được đẩy mạnh và nâng tầm thành đối tác chiến lược toàn diện, được thể chế hóa và đẩy mạnh hợp tác qua nhiều cấp với những hoạt động giao lưu văn hóa đa dạng, trên nhiều lĩnh vực như giáo dục đào tạo, hợp tác công nghệ thông tin, văn học, du lịch, biểu diễn nghệ thuật...

Bên cạnh Việt Nam, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Nga và Indonesia cũng có lịch sử phát triển thăng trầm. Cũng giống như Việt Nam, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Indonesia và Nga phát triển toàn diện, trong đó nổi bật là vấn đề giáo dục đào tạo và tôn giáo.

LB Nga có sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại, tích cực trong các quan hệ hợp tác. Trên cơ sở phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan có thể nhận thấy có rất nhiều sự thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ hợp tác văn hóa giữa LB Nga với ASEAN, Việt Nam và Indonesia tuy nhiên, cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức là nguy cơ có thể kìm hãm và tác động tiêu cực. Triển vọng quan hệ văn hóa giữa Nga với ASEAN, Việt Nam và Indonesia vì thế mà cũng có thể phát triển theo nhiều hướng, nhưng tựu chung lại đó là sự phát triển toàn diện, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Natalia Kornienko                 2. Sex: female

3. Date of birth: 09/091993                          4. Place of  birth: Russian Federation

5. Admission decision number: 3739/QĐ-XHNV, Dated 09/11/2016, of Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University

6. Changes in academic process: no

7. Official thesis title: Cultural relations between Russia and ASEAN: the case of Vietnam and Indonesia (1991-2016)

8. Major: International Relations                    Code: 60.31.02.06

9. Supervisors: Prof.Dr. Pham Quang Minh

10. Summary of the findings of the thesis:

Cultural relations in diplomacy or cultural diplomacy is one of the new form of diplomacy, that is widely used as "soft power". In modern international relations, Russia consistently maintains the cultural cooperation because of its special importance. International context and internal changes within the country indicate that Russia really has a need to develop cultural relations ASEAN countries, that will be beneficial for all the parties and will strengthen the spirit of friendship and cooperation.

The history of relations between Russia and ASEAN started developing rather late, except for bilateral relations with Vietnam and Indonesia, that formed on the basis of military and economic relations during the war. Since the establishment of the relationship in 1996, despite the many challenges, both Russia and ASEAN have strengthened and enhanced their relationship as a comprehensive partner in a number of areas, including the emerging cultural field. Nowadays Russia and ASEAN provide the youth exchanges, cooperation in the sphere of cultural heritage, promote cultural achievement of Russian language ...

Relations between Vietnam and Russia today are inherited from historical diplomacy. Cooperation in the field of education and training has gained outstanding results, from the 50s of the XX century till now, many generations of Vietnamese officials and students have been trained in the Soviet Union. Since 1991, the cultural co-operation between Vietnam and the Russian Federation has been increasingly promoted and enhanced to become a comprehensive strategic partnership in many fields such as education and training, cooperation in information technologies, literature, tourism, performing arts ...

Besides Vietnam, the cultural cooperation between Russia and Indonesia also has a history of ups and downs. Like Vietnam, cultural co-operation between Indonesia and Russia develops comprehensively, especially in the sphere of education and religion.

Russian Federation is flexible in its foreign policy and active in all the forms of cooperation. Basing on the analysis of objective and subjective factors, it can be seen that there are many advantages for promoting the cultural cooperation between Russia and ASEAN, Vietnam and Indonesia. Though there are some risks that can have negative impact, the future cultural cooperation between Russia and ASEAN, Vietnam and Indonesia can develop in many directions that will lead to developing comprehensive relations and a mutually beneficial cooperation.

11. Practical applicability:

12. Further research directions:

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây