TTLV: Ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng

Chủ nhật - 11/09/2016 23:54

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Duy Phương             

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 15/09/1976

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận học viên cao học số: 2998/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn 9 tháng.

7. Tên đề tài luận văn: Ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học            Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Văn Đức – Giảng viên thỉnh giảng - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn đi sâu nghiên cứu ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) nhìn từ bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Nghiên cứu về ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng, luận văn đã dựa vào một số lý luận của Jakobson về thi pháp, lý luận diễn ngôn và phân tích diễn ngôn… Ngoài ra các lý luận về hành động ngôn từ, về tình thái hay một vài lý luận của văn học liên quan đến cách vận dụng ngôn từ thơ trong dòng thơ kháng chiến cũng là cơ sở lý luận quan trọng mà luận văn dựa vào để có thể nhận diện, phân tích, miêu tả và đánh giá chính xác bản chất, đặc điểm, đặc trưng của vẻ đẹp ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp.

Trên bình diện ngữ nghĩa luận văn đã làm nổi bật ngôn từ thơ chống Pháp ở các khía cạnh: chất thơ của ngôn từ thơ thời kì chống Pháp; cảm xúc trong thơ chống Pháp và các biện pháp tình thái trong thơ chống Pháp.

Trên bình diện ngữ dụng, luận văn đã đi sâu tìm hiểu ngôn từ thơ gắn liền với ngữ cảnh (văn cảnh, nhân vặt giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ), từ đó có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về vẻ đẹp của ngôn từ thơ cũng như cách hiểu chân xác hơn. Không những thế, các nhà thơ chống Pháp còn sử dụng rất hữu hiệu các biện pháp tăng hiệu lực tại lời cũng như chức năng tác động của ngôn từ thơ. Điều đó cho ta thấy được mục đích sáng tác văn học thời kì này nói chung cũng như thơ ca nói riêng.     

Trên từng khía cạnh của vấn đề luận văn đi sâu phân tích, miêu tả ngôn từ thơ để từ đó có cái nhìn khái quát, sâu sắc về vẻ đẹp ngôn từ thơ ca chống Pháp.  

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn có đóng góp quan trọng trong việc vận dụng ngữ nghĩa và ngữ dụng vào nghiên cứu ngôn ngữ. Đồng thời, luận văn góp phần làm rõ thêm một số vấn đề ngôn từ thơ nhìn từ bình diện ngữ nghĩa (chất thơ, cảm xúc trong thơ, cách thức biểu đạt sự tình, vấn đề tình thái trong thơ) và ngôn từ thơ nhìn từ bình diện ngữ dụng (ngữ cảnh trong thơ, biện pháp tăng hiệu lực tại lời và chức năng tác động của thơ). Từ đó, luận văn có sự lý giải xác đáng, khoa học về vấn đề ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn từ thơ thời kì chống Pháp, góp phần làm sáng tỏ giá trị của thơ ca thời kì này.

Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo hữu ích và có thể ứng dụng vào giảng dạy phần thơ kháng chiến chống Pháp cho học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông cũng như là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành ngữ văn của các trường đại học và cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, có thể mở rộng phạm vi và nghiên cứu sâu hơn về ngôn từ thơ thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) trên nhiều khía cạnh của vấn đề ngữ nghĩa và ngữ dụng; từ đó, đề xuất các cách thức nghiên cứu ngôn từ thơ một cách toàn diện và cách thức giảng dạy thơ trong nhà trường.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

1. Trần Thị Kim Dung, Bùi Minh Đức, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn An Thi, Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Ngữ văn 11, tập 1, NXB đại học sư phạm, H. 2012.

2. Trần Thị Kim Dung, Bùi Minh Đức, Nguyễn Duy Phương, Nguyễn An Thi, Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Ngữ văn 11, tập 2, NXB đại học sư phạm, H. 2012.

 

MASTER’S THESIS INFORMATION

1. Full name: Nguyen Duy Phuong            2. Sex: Male

3. Date of birth: 15/09/1976                      4. Place of birth: Nam Dinh Province

5. Graduate student recognized by the decision number: 2998/QĐ – XHNV-SĐH by the Dean of the University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University dated 30/12/2013.

6. Changes in academic process: Eight-month extension

7. Title of thesis: Poetic languages in the resistance against French period (1946-1954) on the aspect of semantics and pragmatics.

8. Major: Linguistics                                Code: 60.22.02.40

9. Scientific guide person: Dr. Prof. Dinh Van Duc – Visiting Lecturer – University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University.

10. Summary results of the thesis:

The thesis does focus on researching the poetic languages in the resistance against the French period (1946-1954) on the aspect of semantics and pragmatics

Doing research on the poetic languages in the resistance against the French period on the aspect of semantics and pragmatics, the thesis bases on some Jakobson’s arguments about prosody, discourse theory and discourse analysis…….

Besides, theories about language actions, state or a few theories of literature concerning how to manipulate languages in poetry resistance are also important theoretical basis that the thesis relies on to identify, analyze, describe and assess the exact nature and typical characteristics of poetic beauty in the resistance against the French period.

In terms of semantics, the thesis highlights the anti-French language poetry in these aspects: the poetry of poetic languages in anti-French period, anti-French feelings and modal measures in the poetry to resist the French.

On the pragmatic level, the thesis makes a deep discovery on poetic languages associated with the context ( context, communicative characters, outside language context). Therefore, it has deeper and more comprehensive insight of the beauty of poetic languages and an effective way to understand them correctly. Moreover, the anti-French poets use measures to increase the efficiency in words as well as interactive functions of poetic languages successfully. This tells us the purpose of writing literature in this period in general and poetry in particular.

On every aspect, the theory concentrates on analyzing and describing poetic languages so that it creates a deep and comprehensive overview of the beauty of poetic languages in the anti-French period.

11. Applicability in reality:

The thesis makes a crucial contribution in the application of semantics and pragmatics in language studies. At the same time, it contributes to clarify some poetic language issues from semantics aspects ( poetry, emotions in poetry, how to express love, modal issues in poetry) to pragmatics level ( context in poetry, measures to increase the efficiency in words and the interactive functions of poetry). As a result, the thesis gives a satisfactory and scientific explanation of semantics and pragmatics of languages in anti-French poetry and contributes to elucidate the value of poetry during this period.

Furthermore, the thesis is a useful reference and can be applied to the teaching of poetry in the anti-French period for lower secondary students and upper secondary students as well as references to the philology students in universities and colleges and vocational training centers on a national scale.

12. Suggested follow-up researches

It is suggested that the scope of the research be extended  on the poetic languages in anti-French period on many aspects of semantic and pragmatic issues. All things considered, ways of studying the languages of poetry in a comprehensive manner  and methods of teaching poetry in schools are proposed.

13.  Publishes related to the thesis

1. Tran Thi Kim Dung, Bui Minh Duc, Nguyen Duy Phuong, Nguyen An Thi, “Innovation of teaching methods and illustrated lessons literature grade 11 volume 1”,  Publisher of teaching university, H. 2012.

2. Tran Thi Kim Dung, Bui Minh Duc, Nguyen Duy Phuong, Nguyen An Thi, “Innovation of teaching methods and illustrated lessons literature grade 11 volume 2”,  Publisher of teaching university, H. 2012.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây