TTLV: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Chủ nhật - 11/09/2016 21:58

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Kiều 

2. Giới tính: Nữ       

3. Ngày sinh: 12/01/1989

4. Nơi sinh: Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

5. Quyết định công nhận học viên số: 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.

8. Chuyên ngành: Du lịch                      Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hồng Long, khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài nghiên cứu các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bao gồm điều kiện hấp dẫn của tài nguyên du lịch, điều kiện tiếp cận điểm đến, điều kiện về yếu tố cộng đồng dân cư, điều kiện về thị trường khách và các điều kiện hỗ trợ. Từ đó phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương dựa vào 04 bên liên quan bao gồm cộng đồng địa phương, khách du lịch, chính quyền địa phương và thành phần tư nhân bằng phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết người dân đều ủng hộ việc phát triển du lịch tại Đơn Dương, chiếm đến 94.7%. Việc tiến hành phỏng vấn sâu 03 bên liên quan còn lại đã đưa ra những quan điểm chung thể hiện điểm yếu đang còn tồn tại ở địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, tất cả các bên liên quan đều mong muốn phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương.

Thêm vào đó, đề tài đi vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của huyện Đơn Dương trong việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua công cụ SWOT. Từ các chiến lược kết hợp của ma trận SWOT, xét ở góc độ chính quyền địa phương, đề tài đưa ra 06 nhóm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương bao gồm giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp quy hoạch du lịch; giải pháp đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; giải pháp hỗ trợ thông tin kỹ thuật cho người dân địa phương; đề xuất mô hình điểm du lịch cộng đồng tại thôn Diom A, xã Lạc Xuân và giải pháp quảng bá, liên kết với thành phần tư nhân nhằm giúp cho người dân địa phương bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa trong đó nhấn mạnh văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, cải thiện thu nhập thông qua hoạt động du lịch, tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc với du khách, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững và xây dựng hình ảnh điểm đến Đơn Dương.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Cung cấp nguồn dữ liệu hữu ích cho các nhà kinh doanh du lịch, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cộng đồng địa phương và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch.

- Triển khai xây dựng mô hình điểm về du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó quảng bá, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương.

- Bổ sung cơ sở nghiên cứu thực tiễn vào việc tiếp tục triển khai, thực hiện “Dự án bảo tồn, phát huy và phát triển di sản văn hóa Churu nhằm hình thành mô hình du lịch cộng đồng huyện Đơn Dương giai đoạn 2014 – 2015 và tầm nhìn 2020” của UBND huyện Đơn Dương trong thời gian tới.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Đề xuất nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đơn Dương theo hướng bền vững.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

- “Đơn Dương – trải nghiệm mới khi đến Đà Lạt”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 04/2016, Hà Nội.

- "Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng thông qua phát triển du lịch tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng: trường hợp nhãn hiệu Dứa Cayenne Đơn Dương", Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch (ISBN:978-604-65-2571-4/2016), tháng 6/2016, trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS                                 

1. Full name: Nguyen Thi Thanh Kieu            2. Sex: Female

3. Date of birth: 12/01/1989                          4. Place of birth: Hoa Phu, Buon Ma Thuot, Dak Lak.

5. Admission decision number No. 3215/2014/QĐ-XHNV-SĐH Dated 31/12/2014 issued by the Principle of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Research on Community-based Tourism Development in Don Duong District, Lam Dong Province.

8. Major: Tourism                                         Code: Experimental programme

9. Supervisors: Dr. Pham Hong Long, Faculty of Tourism Studies, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

10. Summary of the findings of the thesis:

This thesis studied the essential elements to develop community-based tourism (CBT) in Don Duong district, Lam Dong province including tourism resources, accessibilities, host community, visitors and support services. In fact, the results of research showed the reality and possibility of CBT development in Don Duong District through four key stakeholders: host community, visitors, local authorities, entrepreneurs by using quantitative and qualitative research methodology.

The finding of the survey indicated that most local residents agreed on developing CBT in Don Duong District, accounting for 94.7% of the total. The in-deep interviews (of three other stakeholders) revealed the weaknesses of CBT development, which existed in the area. However, all key stakeholders have expressed their desires to develop CBT in Don Duong district.

In addition, the thesis also showed strengths, weaknesses, opportunities and threats for developing CBT in Don Duong District by using SWOT matrix. Of these, it proposed six solutions for developing CBT in Don Duong District in accordance with viewpoints of the local authorities, including: innovating regulations; determining tourism planning & strategies; investing infrastructures & tourism facilities; supporting information for host community, implementing CBT model at Diom A commune and focusing on marketing strategies to preserve authentic local culture, especially emphasizing Churu cultural values,  improving local residents’ incomes through participating in tourism activities and help them communicate with visitors frequently. Based on tourism development, Don Duong district develops not only its socio-economics sustainably but also builds up its destination image.

11. Practical applicability, if any:

- Provide a number of practical management implications for the trading business in the tourism sector, local governments, the tourism researchers, lecturers and students in tourism and management.

- Help businesses to better understanding about CBT and implement a pilot CBT model and attract investments in Don Duong District more effective.

- Be a reference to the “Project of preserving & developing Churu cultural heritages with a view to building up CBT models in Don Duong District for the period 2014 – 2015 and visions to 2020” of Don Duong District People’s Committee in the forthcoming time.

12. Further research directions, if any:

Recommendation for research on sustainable tourism development in Don Duong district           .

13. Thesis-related publications: 

- Kieu, N. T. T. (2016). “Don Duong - new experiences on visiting Dalat destination”. Vietnam Tourism, 04, 27-28.

- Kieu, N. T. T. (2016). “Enhancing the value of local agricultural products by means of developing tourism in Don Duong district, Lam Dong province: Case of Don Duong Pineapple certification mark”. Paper presented at the Exploitation of local intellectual assets in tourism development, Hanoi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây