TTLV: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thứ bảy - 20/07/2013 15:45

Thông tin luận văn “Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở – quận Thanh Xuân và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội)” của HVCH Nguyễn Thị Hà Giang, chuyên ngành Xã hội học.

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hà Giang

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: Ngày 10 tháng 08 năm 1984

4. Nơi sinh: Xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận văn theo quyết định số 1329/QĐ-SĐH ngày 26/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Tên đề tài luận văn cũ: Thái độ của người dân với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (qua nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)

- Tên đề tài mới: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở – quận Thanh Xuân và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội)

7. Tên đề tài luận văn: Nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Nghiên cứu trường hợp phường Ngã Tư Sở – quận Thanh Xuân và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60.31.30

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hào Quang, Viện nghiên cứu dư luận xã hội – Ban tuyên giáo Trung Ương

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Quá trình nghiên cứu và điều tra đề tài đã làm rõ được nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dựa trên nghiên cứu tại phường Ngã Tư Sở – quận Thanh Xuân và xã An Thượng – huyện Hoài Đức – Hà Nội. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cụ thể:

Tìm hiểu nhận thức của người dân về cuộc vận động này, về ý nghĩa của việc sử dụng hàng Việt Nam; thái độ của người dân qua cuộc vận động; những thay đổi trong hành vi lựa chọn hàng hoá của người dân.

Phân tích những nguyên nhân tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của người dân qua cuộc vận động này: các phương thức truyền thông, yếu tố mang đặc điểm nhân khẩu, thị trường hàng hoá.

Với mục đích nâng cao hiệu quả của cuộc vận động, một số khuyến nghị được đề xuất dựa trên các phương diện: Về phía ban chỉ đạo cuộc vận động, các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt Nam, các tiểu thương, người dân, cơ quan quản lí.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Đề tài đưa ra một số khuyến nghị giúp cho các nhà quản lí có những giải pháp để nâng cao hiệu quả của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, đề tài có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học ngành xã hội học, cũng như những người quan tâm tới cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

Name of student: Nguyen Thi Ha Giang
Gender: Female
Date of birth: 10th August 1984
Place of birth: Cong Hoa Commune, Chi Linh District, Hai Dương Province, Vietnam.
Decision number: 1528/QD-XHNV-KH&SDH dated October 14th, 2009 of Rector of College of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Changes in Academic Training Process: Change thesis title with decision number 1329/QD-SDH dated December 26th, 2012 of Rector of College of Social Science and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
Old thesis title: Vietnamese people’s attitude toward the campaign “Vietnamese people use the products made in Viet Nam” (Case study in Ha Noi).
New thesis title: Vietnamese people’s knowledge, attitude and behavior after the campaign “Vietnamese people use the products made in Viet Nam” (Case study in Nga Tu So Ward – Dong Da District and An Thuong Commune – Hoai Duc District – Ha Noi).
Thesis title: Vietnamese people’s knowledge, attitude and behavior after the campaign “Vietnamese people use the products made in Viet Nam” (Case study in Nga Tu So Ward – Dong Da District and An Thuong Commune – Hoai Duc District – Ha Noi).
Major: Sociology 9; Module Code: 60.31.30
Supervisor: Assoc. Prof Vu Hao Quang – Institute for Public Opinion Research.
Brief summary of thesis:
Investigation and research processes have clarified the significant people’s knowledge, attitude and behavior after the campaign “Vietnamese people use products made in Viet Nam” basic on study in Nga Tu So Ward – Dong Da District and An Thuong Commune – Hoai Duc District – Ha Noi. Thereby recommending several solutions to enhance operation efficiency of the campaign “Vietnamese people use the products made in Viet Nam”.

Find out Vietnamese people’s knowledge about this campaign, the meaning of Vietnamese people use products made in Viet Nam; people’s attitude throught this campaign; the changes in choice products people’s behavior.

Analysis of the factors affecting people’s knowledge, attitude and behavior toward this campaign: method of communication, personal characteristics, commodity.

In order to improve operation efficiency of this campaign, some solutions are suggested: the steering committee campaign, Vietnamese enterprises, small enterpreneurs, people, managenment agencies maket.

Pragmatic applicability
Thesis makes some recommendations to help managers, policy makers have solutions to enhance operation efficiency of the campaign ” Vietnamese people use products made in Viet Nam”.

In addition, the results of this research could be an useful references for university students, graduated students of sociology as well as those interested in the issue of the campaign.

Tác giả: Nguyễn Thị Hà Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây