TTLV: Nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội)

Thứ hai - 12/10/2015 02:11

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thùy Liên

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/07/1900

4. Nơi sinh: 65, Quang Trung, P. Quảng Yên, Thị xã Quảng Yên. Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận học viên số 2998/2013/QĐ–XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo.

7. Tên đề tài luận văn: “Nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS (Nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                      Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Đề tài “Nhu cầu được hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS” (Nghiên cứu trường hợp người chăm sóc tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội) được tiến hành với mục đích giúp cho những Nhân viên Công tác xã hội làm việc trong lĩnh vực Y tế hiểu rõ hơn nhu cầu của những người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS. Từ đó phát triển những giải pháp thích hợp trợ giúp người chăm sóc. Điều đó cũng gián tiếp thúc đẩy việc điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa phần những người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS có hiểu biết sơ lược về căn bệnh này. Những kiến thức họ có được chủ yếu do các bác sĩ và y tá cung cấp trong những lần trao đổi về bệnh nhân. Người chăm sóc có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày, nâng đỡ tinh thần người bệnh và trợ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

Những yếu tố tác động đến quá trình chăm sóc bệnh nhân của người chăm sóc chủ yếu là: thiếu kiến thức về bệnh và kĩ năng chăm sóc chuyên nghiệp; áp lực về chi phí điều trị và chi phí sinh hoạt; sự căng thẳng về tinh thần; chỗ ở cho người chăm sóc. Những yếu tố này được coi là khó khăn đối với người chăm sóc bệnh nhân.

Từ đó, người chăm sóc có những nhu cầu bức thiết và mong muốn được đáp ứng như sau: Nhu cầu được nâng cao kiến thức hiểu biết về bệnh ung thư; nhu cầu nâng cao kĩ năng chăm sóc, hỗ trợ tâm lí, hỗ trợ chi phí điều trị, chi phí sinh hoạt và chỗ ở . Ngoài ra họ có những nhu cầu khác như: cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện, tăng cường tương tác tích cực giữa người chăm sóc và cán bộ bệnh viện, cung cấp thêm thông tin về các mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân HIV/AIDS.

Những người thường xuyên hỗ trợ người chăm sóc trong công việc chăm sóc bệnh nhân chủ yếu là người thân trong gia đình, ngoài ra có sự hướng dẫn của y tá, điều dưỡng và bác sĩ, nhân viên nhóm”cho bạn cho tôi”. Hoàn toàn chưa có sự tham gia của Nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ người chăm sóc, bởi bệnh viện hiện tại chưa có đội ngũ này.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Công tác xã hội nói chung và lĩnh vực Công tác xã hội trong bệnh viện nói riêng ở nước ta vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu đề cập chủ yếu đến nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu của người chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thuy Lien                    2. Sex: Female

3. Date of birth: July 1, 1990                       4. Place of birth: Quang Yen, Quang Ninh

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ–XHNV-SĐH Date: 30/12/2013 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process.

7. Official thesis title: “Understanding the support needs of caregivers of HIV/AIDS patients (case study care giver at infectious disease department, Dong Da, Ha Noi hospital )”

8. Major: Social work                                  9. Code: 60.90.01.01

10. Supervisors: Assoc.Prof.Dr. Phạm Văn Quyết, University of Social Sciences and Humanities, Vietnamese National University, Hanoi

11. Summary of the findings of the thesis:

The study “Understanding the support needs of caregivers of HIV/AIDS patients (case study care giver at infectious disease department, Dong Da, Ha Noi hospital )” is done with the purpose that helping social workers working in the field of Health understands the needs of caregivers of HIV/AIDS patients better, since then to develop appropriate solutions to help them. It also indirectly promotes treating patients more effectively.

Research has shown that most caregivers of HIV/AIDS patients have a basic knowledge about the disease. Their knowledge is provided primarily by physicians and nurses, “cho ban cho toi” group in discussions on patients. Caregivers play a very important role in helping patients in daily activities; emotional support for patients and help doctors monitor patients’ condition.

Factors affecting patient care process are mainly: lacking of knowledge about the disease and professional care skills; pressure on the cost of treatment and the cost of living, mental stress; housing. These elements are considered to be difficult for the patient caregivers.

So, caregivers have urgent needs as follows: increasing knowledge about cancer ; improving care skills, psychosocial support, supporting for the cost of treatment, supporting for the cost of living and housing. Besides, they have other needs, such as improving the physical facilities of the hospital, enhancing positive interaction between caregivers and hospital staff and providing additional information about the support network of HIV/AIDS patients

Supporting caregivers in the care of patients who are mostly family members is advices of doctors and nurses. No participation of social workers in supporting caregivers, because the hospital does not have this profession.

12. Practical applicability, if any:

Social work in general and social work in hospitals in particular in our country are still in the process of developing and perfecting. Results of the study refer mainly to needs and meeting the needs of caregivers of HIV/AIDS patients.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây