TTLV: Khái niệm Trách nhiệm bảo vệ và ý nghĩa của vấn đề

Thứ hai - 12/10/2015 02:56

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Tú                            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:  07/11/1976                                  

4. Nơi sinh: Bắc Giang, Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận văn: Khái niệm Trách nhiệm bảo vệ và ý nghĩa của vấn đề.

8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế                                  Mã số: 60.31.02.06

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn tập trung vào các vấn đề liên quan đến “Trách nhiệm bảo vệ” (the Responsibility to Protect - R2P), một khái niệm tương đối mới trong chính trị quốc tế. Mặc dù R2P đã được bàn thảo ngày càng nhiều tại Liên Hợp Quốc (LHQ) và nhiều cơ chế quốc tế khác, nhưng tại Việt Nam, vấn đề này chưa nhận được nhiều quan tâm, ngay cả đối với một số chuyên gia, học giả về chính trị quốc tế.  

Luận văn đã đi sâu, làm rõ một số nội dung sau:

- Về nền tảng, cơ sở hình thành khái niệm R2P: Luận văn trình bày bối cảnh R2P được hình thành, bao gồm cơ sở thực tiễn và lý luận của R2P, đồng thời phân tích quá trình phát triển của quan điểm này trong hệ thống LHQ kể từ năm 2005, khi R2P lần đầu tiên được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới 2005.

- Về nghiên cứu chuyên sâu về R2P: Luận văn cung cấp những hiểu biết sâu hơn về R2P, tập trung vào “ba trụ cột” của quan điểm này (đó là Trách nhiệm bảo vệ của Quốc gia, Trách nhiệm trợ giúp của quốc tế và Trách nhiệm hành động kịp thời và quyết liệt).

Luận văn cũng làm rõ những đặc điểm của R2P, bao gồm (1) R2P trước hết là của quốc gia, (2) R2P hẹp về phạm vi, nhưng sâu về ứng phó và mang tính bền bỉ và toàn cầu, (3) R2P dựa trên những nguyên tắc đã được hình thành trong luật quốc tế, (4) ngăn chặn là trọng tâm cốt lõi của R2P, và (5) chỉ sử dụng lực lượng quân sự khi được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua và khi các biện pháp hòa bình được cho là chắc chắn không thành công.

Bên cạnh đó, Luận văn đồng thời phân tích sự khác biệt giữa R2P và học thuyết “Can thiệp nhân đạo” trên các khía cạnh can thiệp quân sự, cơ sở luật pháp quốc tế, đối tượng và bản chất của hành động; thảo luận về những quan điểm trái chiều, thậm chí đối lập nhau, của cộng đồng quốc tế về R2P và việc áp dụng quan điểm này trong quan hệ và chính trị quốc tế, từ đó cho thấy lợi ích xung đột của các quốc gia và tạo nên bức tranh tổng thể về khái niệm này.

- Về áp dụng R2P trên thực tiễn kể từ năm 2005, triển vọng tiếp theo và những vấn đề rút ra với Việt Nam: Luận văn thảo luận về các cuộc khủng hoảng nhân đạo đáng chú ý được (hoặc không được) viện dẫn R2P, bao gồm các tình huống mà R2P là một phần cấu thành hành động của quốc tế (Sudan/Darfur, Kenya, Libya), những tình huống mà hành động của quốc tế được thực hiện mà không hoặc hầu như không viện dẫn đến R2P (Somalia, Iraq) và những tình huống mà R2P được một số quốc gia đề cập để hợp pháp hóa việc triển khai hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, song chỉ làm rõ thêm giới hạn về phạm vi và việc thực thi R2P.

Tiếp theo, Bản nghiên cứu đi sâu đánh giá triển vọng áp dụng R2P với tư cách là một quy tắc trong quan hệ quốc tế. Theo đó, cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục đối mặt với những vấn đề khó khăn khi áp dụng R2P, tuy nhiên, với nhận thức và sự quan tâm ngày càng tăng về vấn đề này, R2P sẽ tiếp tục phát triển cả về khía cạnh chính trị và luật pháp và trong tương lai, có thể hy vọng rằng R2P sẽ được coi là một “nguyên tắc” quốc tế và xa hơn là trở thành một phần của “luật quốc tế theo tập quán”.

Từ các phân tích trên, Luận văn xem xét những vấn đề rút ra đối với Việt Nam: khả năng R2P tác động đến Việt Nam, Việt Nam nên phản ứng như thế nào khi có sự xung đột giữa chủ quyền quốc gia và nhân quyền, Việt Nam cần làm gì để chứng tỏ là một “thành viên có trách nhiệm” của cộng đồng quốc tế...

Người thực hiện Luận văn mong muốn thu hút sự quan tâm của độc giả đối với R2P thông qua việc cung cấp một cái nhìn toàn diện nhất có thể về chủ đề thú vị này cũng như các vấn đề khác liên quan. Qua đó, các nhà ngoại giao có thể nhận thấy hơn nữa những vấn đề cần quan tâm trong xử lý các vấn đề đối ngoại; các nhà hoạch định chính sách thấy được nhu cầu xem xét các giải pháp phù hợp để sẵn sàng ứng phó với các khả năng xung đột giữa R2P và chủ quyền của đất nước, đặc biệt là khi chúng ta đang hướng đến một ASEAN hội nhập hơn trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN 2015 và đang vận động tranh cử lần thứ hai vào vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021./.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Tu                               2. Sex: Female

3. Date of birth:  07/11/1976                                4. Place of Birth: Bac Giang

5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH dated 30/12/2013, of Principal University of social Sciences & Humanites.

6. Changes in academic process: No.

7. Official thesis title: The concept of Responsibility to protect and its implications.

8. Major: Quan hệ Quốc tế                                  9. Code: 60.31.02.06

10. Supervisor: Associate Professor Pham Quang Minh, University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University - Ha Noi.

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis focuses on matters relating to the concept of Responsibility to protect (R2PP), the relatively new concept in the world politics. Although R2P has been increasingly mentioned within United Nations (UN), in many other mechanisms and places of the world, it has not yet been perceived popularly in Viet Nam, even by some experts or researchers of international politics.

It has provided a thorough examimation of these aspects of the matter:

- About the background of the concept of R2P: It presents the context of R2P first articulation which includes the practical and theoretical background and analyzes the development of the concept within the UN system since 2005, when it was first endorsed by the world’s leaders at the 2005 World Summit.

- About the insights of R2P: While trying to provide the readers with deep insights of R2P, the research focus on its “three pillars” (those are The protection responsibilities of the State, International assistance and capacity-building, and Timely and decisive response).

The thesis also intends to highlight the feature of R2P which includes: (1) R2P lies first and foremost with the state itself, (2) R2P is narrow in scope, but deep in response and universal and enduring in its coverage, (3) R2P is based on well-established principles of international law, (4) Prevention is at the core of R2P, and (5) Military force may be used only when authorized by the UNSC and when other, peaceful, measures are thought unlikely to succeed.

In addition, it means to differentiate between R2P and “humanitarian intervention” in regard to military intervention, international law basis, objects and substance. The devided opinions and positions, some are even opposite, of R2P and its application are also to be discussed, so that the reader can see the conflicted interests of the states and an overall picture of the concept.

- About the implications of R2P since 2005, its prospect as a principle in international relations and implications for Vietnam: The thesis discusses the prominent humanitarian crises with (and without) reference of R2P. They include the situations in which R2P has formed part of the actions by the international community in some or all of its three pillars (Sudan/Darfur, Kenya and Libya), the situations in which actions by the international community have been carried out without or with almost no referral to the theory of R2P (Somalia and Iraq), and the situations with R2P invoked but just elucidating the scope of the principle and the limits on its use (Georgia and Crimea, Myanmar and Islamic State).

Thereafter, the research gives an forecast of the R2P’s political future as a principle in international relations. According to that, the international community of states will continue to encounter difficult questions about the applicability of R2P, however, together with the more acknowledgement and attention, R2P will continue to evolve both politically and legally and in the future; one can hope that R2P will be described as an international “norm” and morover, a part of “customary international law.”

Given the above-mentioned analysis, the thesis examines the R2P’s implications for Viet Nam: in what way it can impact Viet Nam, how Viet Nam should react when it comes to the conflict between the sovereignty and human rights of Viet Nam, what Viet Nam should do to prove itself a “Responsible Member” of the international community.

The researcher wishes to draw the Vietnamese readers’ attention to the concept through giving an overall view as comprehensive as possible of this interesting matter as well as providing more inclusive look of some of the world’s issues relating to R2P. On that basis, the diplomats find something to care about their statements; the policy-makers find it necessary to consider the reasonable solutions for the possible conflicts between R2P and sovereignty within our own countries, especially when we are heading for a more integrated ASEAN in the framework of ASEAN Community 2015 (AC15) and the second time running for a non-permanent seat in the UNSC in 2020-2021.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây