TTLV: Tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô Lịch, Hà Nội

Thứ hai - 12/10/2015 04:03

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Kim Oanh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/06/1988

4. Nơi sinh: xã Hợp Thành – huyện Thủy Nguyên – TP. Hải Phòng

5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô Lịch, Hà Nội

8. Chuyên ngành: Dân tộc học                      Mã số: 60.22.70

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Khoa Nhân học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Luận văn làm rõ các đặc trưng trong nghi thức thờ cúng thần thông qua hệ thống di tích, lễ hội ở các làng ven sông Tô Lịch với những nét tương đồng và dị biệt.

Chỉ ra thái độ, niềm tin của cư dân bên sông đối với tính thiêng của các vị thần cũng những biến đổi trong cách ứng xử của người dân các làng ven sông Tô Lịch đối với việc thờ cúng thần. Qua đó làm rõ các giá trị, sự vận động của tín ngưỡng này cũng như ý nghĩa của hoạt động thờ cúng các vị thần trong không gian văn hóa Thăng Long nói chung, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu này nhằm mục đích góp phần bảo tồn văn hóa của một thành phố đang trong quá trình mở rộng, khám phá lối sống, giúp cho người dân, đặc biệt là các cư dân mới, thế hệ trẻ hiểu về lịch sử, văn hóa vùng đất mà mình đang sinh sống.

Luận văn cũng góp phần phác thảo một phần diện mạo văn hóa Thăng Long thông qua sưu tầm các truyền thuyết, thần tích, thần sắc, khảo tả các di tích, lễ hội, cung cấp, bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu đối với việc nghiên cứu tín ngưỡng nói chung

Nghiên cứu tín ngưỡng thờ thần sẽ giúp góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, mở ra hướng mới cho việc phát triển du lịch của thành phố.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Phát triển, nghiên cứu thêm một số vấn đề như nghiên cứu về yếu tố giới tính trong các hoạt động thờ thần, sự giao lưu văn hóa hoặc phản ứng của giới trẻ đối với những thay đổi trong hoạt động tín ngưỡng trong bối cảnh đô thị hóa.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

            

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Pham Thi Kim Oanh                2. Sex: Female

3. Date of birth: 9th June 1988                      4. Place of  birth: Hop Thanh Commune, Thuy Nguyen District, Haiphong City

5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH dated 21 October 2010 signed by the Head of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: The cult of Gods of the To Lich riverside villages in Ha Noi

8. Major: Ethnology                                    9. Code: 60.22.70

10. Supervisor: Assoc.Prof. Dr. Nguyen Van Chinh, Faculty of Anthropology, Hanoi University of Social Sciences and Humanities.

11. Summary of the findings of the thesis:

The thesis clarifies the characteristics of ritual worship through the system of monuments and festivals in the To Lich riverside villages which have similarities and differences

The thesis also identifies attitudes, beliefs of residents to the sacredness of the gods and the changes in the behavior of riverside villagers for deity worships. Thereby, the research clarifies the various values, movement of this belief as well as the significance of the deity worship activities in the Thang Long cultural space in general, especially during the current urbanization.

12. Practical applicability:

The research result can contribute to the cultural preservation of Ha Noi which is in the process of expanding land, by helping people exploring lifestyle, especially new residents to understand the history, culture and land at the place they live.

The thesis also contributes to sketch the part of Thang Long culture through collecting legends and story of gods, describing the monuments, festivals, and providing additional material to the religious studies, history and culture.

This research can contribute to raising awareness of the people in the preservation and promotion of cultural values, traditions, and to opening new directions for the development of tourism in the city.

13. Further research directions:

After the research, there are many further research should be considered such as the genders in the religious activities, cultural changes, or the young generation reacts to the change in the context of urbanization

14. Thesis-related publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây